Thứ sáu, 06-06-2014 , 12:16:00 PM

Dù bị thế giới lên án mạnh mẽ nhưng Trung Quốc vẫn không chịu rút giàn khoan Hải Dương 981 về, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho rằng: Trung Quốc đang “cố đấm ăn xôi”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc
 

Đã hơn 1 tháng kể từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng cho đến nay, dù bị thế giới lên án, Trung Quốc vẫn chưa chịu rút về. Đi kèm với thái độ ngang ngược này, những nhà cầm quyền của Trung Quốc còn liên tục có những xảo ngôn để biện minh cho hành động phi pháp của mình. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, 99 tuổi – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc về vấn đề này.

PV: Liên quan đến việc ngày 26/5, Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981 và mới đây có dấu hiệu tiếp tục di chuyển, tướng hải quân Lê Kế Lâm cho rằng đó có thể một hoạt động dịch chuyển trong thăm dò địa chất, cũng có thể đây là một động thái chuẩn bị cho sự rút lui lặng lẽ, giải quyết song phương với Việt Nam. Thiếu tướng có nhận định như thế nào về vấn đề này?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cho rằng, hiện nay dư luận thế giới bất lợi cho Trung Quốc nhiều quá nên họ có chút e ngại. Còn việc họ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 thì còn phải xem thế nào đã. Trước đó, họ đã tuyên bố là ngày 15/8, họ khảo sát xong đợt 1 thì sẽ rút đi. Thế giới cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan đi do hai khả năng. Khả năng thứ nhất là họ không có chính nghĩa sẽ “thua” Việt Nam mà phải rút nên đã nói trước là tự rút.

Khả năng thứ hai là họ sẽ rút giàn khoan sớm để tránh áp lực đang rất mạnh từ dư luận thế giới rồi sau đó có thể tìm cách khác hòng thực hiện mưu đồ kiềm chế Biển Đông. Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến họ sẽ rút giàn khoan sớm là do sắp đến mùa mưa bão. Mà vùng biển đó lại thường có nhiều bão lớn nên họ sợ nguy hiểm cho giàn khoan.

Với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đang bị thế giới lên án mạnh mẽ

PV: Ông có nghĩ rằng Trung Quốc đang bị bất ngờ trước dư luận mạnh mẽ từ thế giới?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Đúng là họ bị bất ngờ. Họ không ngờ rằng Mỹ và Nhật lại phản ứng và phát ngôn mạnh mẽ và có định hướng như vậy.

PV: Ngoài việc Trung Quốc sợ dư luận quốc tế, có ý kiến cho rằng Trung Quốc đang âm mưu đánh lừa nhân dân họ cũng như dư luận thế giới bằng cách kéo giàn khoan lại gần đảo Tri Tôn (vốn là của Việt Nam) rồi vận dụng sai UNCLOS 1982. Thiếu tướng có ý kiến như thế nào về quan điểm này?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, đảo Tri Tôn không được xác định có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa và không được hưởng các quyền theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Cho nên dù Trung Quốc có kéo giàn khoan về sát đảo Tri Tôn thì vẫn là hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

PV: Mới đây, tờ Diplomat của Nhật Bản ngày 28/5 đã đưa ra nhận định về chiến lược mới để đối phó với Trung Quốc của Việt Nam. Trong đó, điều cốt lõi trong chiến lược của Việt Nam sẽ là tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trong khi vẫn nỗ lực buộc Trung Quốc phải di dời giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu Hải quân của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Từ điều cốt lõi này, chúng ta có thể có những hành động nào triển khai?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Tôi cho rằng các nhà phân tích thế giới phân tích như thế cũng đúng. Bản thân tôi, tôi cũng cho rằng chúng ta không nên đối đầu vũ lực với Trung Quốc. Nhà nước ta chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình với Trung Quốc nhưng phải đấu tranh quyết liệt về mặt ngoại giao, chính trị với tất cả những điều kiện mà chúng ta có là hợp lý. Đó chính là điểm yếu của Trung Quốc và là điểm mạnh của ta.

Chúng ta có chính nghĩa, có chứng cứ lịch sử và những quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ nói mà không chỉ ra được bất cứ chứng cứ nào có giá trị pháp lý.

Đường 9 đoạn của họ là do họ tự vẽ ra, không ai công nhận và bản thân họ cũng không thể biết chính xác nó là cái gì. Thủ tướng Đức khi tặng lãnh đạo Trung Quốc tấm bản đồ nước họ thì cũng chỉ đến đảo Hải Nam. Điều đó cho thấy thế giới đã nhận thức như thế nào trước những luận điệu phi pháp, phi lý của Trung Quốc về “đường lưỡi bò”.

Và mới đây nhất, tại Đối thoại Shangri-La 2014, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc dù phản ứng dữ dội với các bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ nhưng lại trả lời vòng vo, thiếu thuyết phục, thậm chí còn phủ nhận cả UNCLOS 1982 khi bị chất vấn …

Vì vậy, chúng ta phải sử dụng hết những điểm mạnh mà chúng ta có bằng cách đưa ra những bản đồ, những cứ liệu lịch sử để cho cả thế giới biết. Ngoài ra, chúng ta phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế.

PV: Cho đến thời điểm này, dù đã bị nhiều nước trên thế giới phản đối hành động đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhưng những người cầm quyền ở Trung Quốc vẫn khăng khăng bảo vệ quan điểm của họ. Sự ngang ngược này từ phía Trung Quốc cho thấy điều gì, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Họ đang “cố đấm ăn xôi”. Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông nên họ cứ vòng vo. Nếu chúng ta kiện thì Trung Quốc sẽ thua.

PV: Thưa Thiếu tướng, theo lời của tác giả Scott Bentley trên tờ Diplomat, Trung Quốc đang dùng kế: “dĩ dật đãi lao” với Việt Nam và chiến lược dùng tàu Trung Quốc - vốn to gấp đôi đến gấp 4 lần tàu của Việt Nam, để đâm tàu Việt Nam là nhằm gây ra những thiệt hại đáng kể buộc tàu Việt Nam phải sửa chữa. Theo ông để khắc chế âm mưu này từ Trung Quốc chúng ta cần làm gì?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chúng ta vẫn phải bám biển, kiên quyết xua đuổi giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Mặt khác, ta vẫn phải cố tránh để họ có thể gây thiệt hại cho tàu của Việt Nam một cách ít nhất cho ta. Đồng thời, chúng ta cũng phải cố tránh để họ không chụp được hình ảnh ngụy tạo tàu của họ cắt ngang mũi tàu chúng ta tạo ra va chạm rồi vu khống là chúng ta đâm họ.

Mấy hôm trước báo chí có đưa thông tin phản ánh việc Trung Quốc không những không rút tàu về mà còn kêu gọi tàu của Việt Nam rút về để đảm bảo tình hữu nghị giữa hai nước. Tôi thấy Trung Quốc thật hài hước! Chúng ta không thể tin những lời đó từ phía Trung Quốc được. Chính Trung Quốc chứ không ai khác phải rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam để giữ tình hữu nghị giữa hai nước.

Luật Á Đông theo Soha

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523". 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê