Xem các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tội trạng các bị cáo trong vụ Bầu Kiên
Thứ ba, 10-06-2014 , 01:13:00 PM
Đánh giá chung, hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo dư luận xấu trong nhân dân.
Ngày 09/06/2014, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm. Tổng mức án của ông Kiên không thay đổi so với đề nghị trước đó của Viện kiểm sát, còn các bị cáo khác hầu như được giảm nhẹ.
Chúng tôi xin đăng phần công bố kết tội của HĐXX với các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo để bạn đọc theo dõi:
“Mặc dù không giữ chức vụ gì trong HĐQT của Ngân hàng Á Châu ACB nhưng Nguyễn Đức Kiên có vai trò rất lớn vào quyết định hoạt động của ngân hàng này. Đánh giá chung, hành vi phạm tội của các bị cáo trong vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo dư luận xấu trong nhân dân.
Bằng hành vi xảo quyệt, lợi dụng kẽ hở của pháp luật nói chung, pháp luật về ngân hàng nói riêng, các bị cáo đã thực hiện hành vi kinh doanh không đúng với quy định của pháp luật về cạnh tranh lành mạnh, tạo ra dòng tiền và tài sản ảo, tiền chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác làm tăng lợi nhuận ảo, tăng trưởng giá trị cổ phiếu ảo. Tiền mặt huy động từ người dân lại giao cho nhân viên đi gửi vào ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất. Sự cạnh tranh không lành mạnh và không dựa trên một quy luật thông thường làm cho quy luật thị trường bị bóp méo đem lại lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân.
Trong hoạt động đầu tư cổ phiếu, các bị cáo đã nâng giá cổ phiếu bằng việc tự đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng mình. Mặt khác, lợi dụng là người có cổ phần lớn trong ngân hàng, các bị cáo, đặc biệt là Nguyễn Đức Kiên đã dễ dàng rút tiền từ các ngân hàng để đầu tư vào công ty sân sau do bị cáo làm chủ tịch. Từ đó thực hiện các hành vi kinh doanh trái phép.
Hành vi của các bị cáo đã gây lũng đoạn thị trường tài chính trong nước, ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, nếu không có sự chỉ đạo và can thiệp kịp thời thì sẽ gây hậu quả rất xấu nên phải có hình phạt thích đáng để đảm bảo tính răn đe.
Trong hành vi kinh doanh trái phép và trốn thuế, bị cáo Nguyễn Đức Kiênlà người thực hiện trực tiếp, bị cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, bị cáo Kiên là người chủ mưu, cầm đầu chỉ đạo Thanh và Yến. 2 bị cáo này là đồng phạm, giúp sức tích cực cho Kiên.
Nhóm bị cáo phạm tội làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Kiên với tư cách phó chủ tịch Hội đồng sáng lập, được tham gia vào tất cả các cuộc họp của ACB. Trong việc ủy thác gửi tiền và mua cổ phiếu ACB, bị cáo giữ vai trò quan trọng, quyết định nên phải chịu mức án cao nhất so với các bị cáo khác. Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, bị cáo khai báo không thành khẩn nên không được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
Bị cáo Lý Xuân Hải – Tổng giám đốc ACB là người đề xuất chủ trương ủy thác cho nhân viên đem tiền đi gửi các TCTD, làm trái quy định pháp luật. Bị cáo là người trực tiếp chỉ đạo gây thiệt hại số tiền 718 tỷ. Ngoài ra bị cáo còn là người tham gia chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền là 687 tỷ. Do đó, mức độ hình phạt của bị cáo là sau Nguyễn Đức Kiên nhưng cao hơn các bị cáo khác. Tại cơ quan điều tra và phiên tòa, khai báo về cơ bản là thành khẩn. Bị cáo là người làm công hưởng lương, gia đình có công với đất nước nên có thể áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang là phó chủ tịch HĐQT đã trực tiếp tham gia ký kết vào nghị quyết ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền và đầu tư cổ phiếu trái quy định pháp luật gây thiệt hại cho ACB số tiền là hơn 1.406 tỷ, có vai trò ngang nhau nhưng thấp hơn Lý Xuân Hải.
Bị cáo Phạm Trung Cang tham gia với vai trò như Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang nhưng không chỉ đạo trực tiếp việc ủy thác tiền gửi thời điểm tháng 8, tháng 9/2011 do lúc đó bị cáo đã chuyển sang công tác tại Eximbank nên mức hình phạt có thể thấp hơn Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang.
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn là thành viên HĐQT, phó tổng giám đốc ACB, có tham gia cuộc họp thường trực HĐQT ACB ngày 22/3/2010, đồng tình thống nhất chủ trương ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền nên phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm.
Về các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng do chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn nên các bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng áp dụng tại điểm K khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự.
Do thiệt hại đã được thu hồi, hậu quả đã được khắc phục nên có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm B khoản 1 đối với các bị cáo. Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến chỉ là người làm công hưởng lương, làm theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, nhân thân chưa có tiền sự, thái độ khai báo thành khẩn. Bị cáo Trần Ngọc Thanh có thời gian phục vụ trong quân đội, đây là những tình tiết giảm nhẹ theo điểm B khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự.
Các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang bị áp dụng các tình tiết tăng nặng tại điểm G khoản khoản 1 điều 48 Bộ luật hình sự do thực hiện hành vi cố ý làm trái quy định quản lý nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng nhiều lần.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn – thái độ khai báo tại cơ quan điều tra và phiên tòa về cơ bản là thành khẩn, nhân thân chưa có tiền án tiền sự, đa số bị cáo có thời gian phục vụ trong quân đội, có thành tích trong công tác nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm P khoản 2 điều 46 Bộ luật hình sự.
Số tiền 718 tỷ thiệt hại do hành vi của các bị cáo gây ra mà Huyền Như là người chiếm đoạt tài sản sẽ được giải quyết trong vụ án khác nên HĐXX không xem xét giải quyết trong vụ án này. Số tiền 687 tỷ do hành vi đầu tư cổ phiếu trái quy định, do tại phiên tòa, ACB khẳng định số tiền này không mất nên HĐXX không xem xét, tách ra giải quyết bằng một vụ án khác khi có đơn khởi kiện của các cổ đông ngân hàng ACB.
Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã kê biên tài sản do Nguyễn Đức Kiên và vợ đứng tên gồm nhà và đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh Quận Phú Nhuận – thành phố Hồ Chí Minh, nhà và đất tại 22 Hoàng Như Phương quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, diện tích 2.423 m2. Căn cứ điều 146 Bộ luật tố tụng, tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án. Các tài sản khác, xét không liên quan đến vụ án, trả lại cho các bị cáo.
Quá trình điều tra còn xác định, Đỗ Minh Toàn nguyên là phó tổng giám đốc ACB, thành viên HĐQT ACBS đã thực hiện hành vi ký chấp thuận cho ACBS hợp tác đầu tư với ACI và ACI Hà Nội để đầu tư cổ phiếu ACB, sai quy định pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của Đỗ Minh Toàn có dấu hiệu tội cố ý làm trái nhưng Toàn chỉ là người thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên. CQĐT đã đề nghị NHNN đề nghị HĐQT ACB có hình thức xử lý với Đỗ Minh Toàn.
Đối với Đỗ Ngọc Chung – quyền tổng giám đốc ACBS đã ký nghị quyết chấp thuận cho ACBS hợp tác đầu tư với ACI, ACI Hà Nội theo chỉ đạo của Kiên, sai quy định. Hành vi này cũng có dấu hiệu tội cố ý làm trái nhưng xét thấy Chung làm theo chỉ đạo của Kiên và Hội đồng đầu tư ACBS, quá trình điều tra thành khẩn khai báo nên CQĐT đã đề nghị NHNN đề nghị HĐQT ACB có hình thức xử lý hành chính với Chung là thỏa đáng.
Ngoài ra từ 26/1/2011 – 22/9/2011, ACB còn ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 NH khác nhau với số tiền 28.379 tỷ và thu được lãi 1.192 tỷ trong đó lãi vượt trần là 243 tỷ. Việc này là trái quy định của nhà nước theo điều 106 Luật TCTD 2010 nhưng hành vi này chưa gây hậu quả, số tiền lãi đã được ACB hạch toán và nộp thuế theo quy định nên chưa đủ yếu tố để xác định tội phạm.
Đối với những ngân hàng đã nhận tiền gửi với lãi suất trần từ nhân viên của ACB trái quy định tại thông tư 02 của NHNN về trần lãi suất, ngày 9/7/2013, CQĐT đã đề nghị NHNN tiến hành xác minh sai phạm tại các ngân hàng nhận tiền gửi này. Ngày 1/8/2013 CQĐT đã có quyết định tách vụ án hình sự số 06P10 đối với hành vi nhận tiền gửi vượt trần của các NH để tiếp tục điều tra xử lý.”
- Bầu Kiên dặn vợ tuyệt đối không được “chạy án“
- Bầu Kiên lại tỏ ra... “nguy hiểm”
- Xử Bầu Kiên hay xử ai?
- Có kết tội được Bầu Kiên khi không có ai là bị hại?
- Các văn bản đã ban hành không khẳng định được Bầu Kiên kinh doanh trái phép?
- Tình bạn giữa Bầu Kiên và Bầu Long được đem ra trước Tòa để đong đo
- Ngày mai (20/5) tiếp tục xét xử vụ Bầu Kiên
- Vắng ông Giá, có xử được bầu Kiên?
- Vì sao bầu Kiên không mặc đồng phục của trại giam?
- Ông Trần Xuân Giá khuyên con đừng làm chính trị
- Ông Trần Xuân Giá "bật" lại Cơ quan công tố
*****************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111". Luật Á Đông theo TTTO
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê