Chủ nhật, 13-07-2014 , 08:10:00 AM

Tóm tắt: Sử dụng kênh pháp lý là một trong các phương thức giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Bài viết phân tích các căn cứ pháp lý và phương thức giải quyết mà Việt Nam có thể lựa chọn, áp dụng đối với yêu sách/hành vi của Trung Quốc vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm chủ quyển, quyển chủ quyển và quyền tài phán của Việt Nam, gây nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế tại Biển Đông.
 
1. Căn cứ pháp lý áp dụng
 
1.1. về chủ quyển của các quần đảo
 
1.1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

i) Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Từ đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan) - đất liền lục địa Việt Nam - đo được 135 hải lý; cách Cù Lao Ré (trên đảo Lý Sơn) 123 hải lý. Đảo gần bờ nhất trong quần đảo Hoàng Sa tới bờ đảo Hải Nam xa tới 140 hải lý, khoảng cách này tính tới đất liền Trung Quốc tối thiều là 235 hải lý. Đoạn bờ biển Quảng Trị chạy dài xuống đến Quảng Ngãi đối mặt với các đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Đông Nam hay Đông Bắc. Hoàng Sa với khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn (cao nhất là đảo Hòn Đá - 50 feet, thấp nhất là đảo Tri Tôn -10 feet); trong đó, các đảo chính gồm hai nhóm: nhóm Lưỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam và nhóm An Vĩnh (Amphitrite group) ở Đông Bắc.
 
về mặt hành chính: quần đảo Hoàng Sa thuộc huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nằng.
 
Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn đối với quần đảo này dựa trên các chứng cứ lịch sử và pháp lý bất chấp việc Trung Quốc quản lý quần đảo này từ 1974 sau khi xâm chiếm bằng vũ lực.
 
ii) Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)
 
Quần đảo này trải dài từ 6°2' đến 111°28' vĩ Bắc, từ 112° đến 115° kinh Đông trong vùng biển diện tích khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Diện tích các đảo, đá, bãi nổi trên mặt nước chỉ khoảng 11 km2. Trường Sa bao gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa Việt Nam.
 
Năm 1933, Pháp thống kê 9 đơn vị hành chính là các đảo, đá, bãi phụ cận. Theo hải đồ vẽ năm 1979 của Cục Bản đồ quân sự, Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo Trường Sa có thể chia ra làm chín cụm chính kể từ bắc xuống nam.
 
Trong quần đảo Trường Sa, đảo Ba Bình có diện tích lớn nhất, được coi là nơi cư dân có thể sinh sống bình thường. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí. Địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Các khảo sát khác nhằm phục vụ kinh tế và thương mại còn ít thực hiện. Quần đảo Trường Sa hiện chưa có cảng hay bến tàu nhưng có bốn sân bay trên các đảo có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển chính trên biển.
 
Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn phần/nhiều phần đối với Trường Sa. Brunei có yêu sách đối với quần đảo nhưng không quản lý bất kỳ đảo nào. Đài Loan chiếm đóng một trong những đảo lớn nhất, đảo Ba Bình. Năm 1988, Trung Quốc tấn công chiếm giữ 6 đảo trong đó có đảo Gạc Ma từ Việt Nam. Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đảo đá ngầm Vành Khăn (Mischief reeí) từ Philippines. Hiện nay, Việt Nam quản lý 21 thực thể, Trung Quốc 9 thực thể, Philippines 10 thực thể, Malaysia 7 thực thể, Đài Loan 2 thực thể.
 
Việt Nam có đủ chứng cứ chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, với tinh thần giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và chú trọng đến cơ chế khu vực, Việt Nam đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC). DOC khẳng định lại cam kết các bên đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế. DOC ghi nhận sự tôn trọng và cam kết của quốc gia ASEAN đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua bầu trời phía trên Biển Đông theo pháp luật quốc tế; ghi nhận cam kết của các bên liên quan tự kìm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp, gây ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định.
 
1.1.2. Căn cứ khắng định chủ quyền của Việt Nam
 
Theo pháp luật quốc tế, việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ dựa trên một số nguyên tắc, một trong các nguyên tác đó là nguyên tắc chiếm hữu (đối với vùng lãnh thổ vô chủ) hay nguyên tắc chiếm hữu thực sự xét dưới góc độ thực thi chủ quyền đối với lãnh thổ đó7.
 
Chiếm hữu thực sự được giải thích theo pháp luật quốc tế gồm các tiêu chí sau:
chiếm hữu công khai; liên tục; và hòa bình trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, việc chiếm hữu này do Nhà nước thực hiện mà không phải là hành vi mang tính cá nhân.
 
Xét dưới góc độ lịch sử và pháp lý, các chứng cứ có được cho thấy: Việt Nam đã chiếm hữu đầu tiên và chiếm hữu thực sự đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Các bàng chứng lịch sử qua tư liệu Hán Nôm từ thế kỷ XVII khẳng định sự chiếm hữu công khai đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm: các bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, Toàn tập Thiên Nam địa đồ...; các bộ sử địa chí, hội điền như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Lịch triều hiến chương loại chí, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Việt sử cương giám khảo lược, Minh Mệnh chính yếu...; các tập văn bản hành chính như Châu bản triều Nguyễn... Những tư liệu lịch sử và các tài liệu chính thức của Nhà nước phong kiến đã khẳng định Việt Nam quản lý liên tục và hòa bình đối với các quần đảo này bằng phương thức sau: hàng năm phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ trình tấu triều đình; nhà nước đặt đội hải thuyền mang tên Hoàng Sa, Bắc Hải chuyên ra khơi để quản lý biển, đảo; giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biền của Việt Nam (sách dạy chữ Hán cho lớp đồng ấu có ghi chép về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông; sách Khải đồng thuyết ước năm 1881, Tu thân luân lý khoa).
 
Khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo và phản đối mọi yêu sách của nước khác đối với những quần đảo này. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946 và cử quân thay thế xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.
 
Năm 1956, Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền) tại hai quần đảo, xây các bia chủ quyền quyền, duy trì các trạm khí tượng. Sau Hiệp > định Geneve 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa (năm 1956); âm mưu chiếm phía tây quần đảo Hoàng Sa nhưng bất thành (năm 1959). Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm nhóm đảo còn lại của quần đảo Hoàng Sa. Trước hành vi xâm lược của Trung Quốc, chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam luôn kịch liệt phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc.
Đối với quần đảo Trường Sa, cho đến năm 1988 chưa hề có bất kỳ sự hiện diện nào của Trung Quốc. Ngày 14-3-1988, Trung Quốc bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo (6 đảo) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam13.
 
Sau khi thống nhất, Nhà nước Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa cai quản trên Biển Đông và tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thành lập các huyện đảo Hoàng Sa, huyện đảo Trường Sa với nhiệm vụ quản lý hành chính đối với các quần đảo này.
 
Tóm lại, từ nhiều thế kỷ nay, Việt Nam đã chiếm hữu thực sự và có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền với hai quần đảo trên.
 
Sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa là kết quả của việc sử dụng vũ lực chiếm đóng, chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng một trong các nguyên tấc cơ bản của pháp luật quốc tế được ghi nhận tại khoản 4 Điều 2 Hiến chương LHQ, tại Tuyên bố về các nguyên tắc Luật quốc tế liên quan tới quan hệ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ (Tuyên bố 1970) và các văn kiện khác, về nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của một quốc gia trái với mục tiêu của LHQ, Tuyên bố 1970 khẳng định: “lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng chiếm hữu của quốc gia khác bởi việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Không một sự chiếm hữu lãnh thổ nào bằng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực lại có thể được hợp pháp hóa”.
 
Bản thân Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ.
(Xem tiếp)
Nguồn: TC NN&PL
________________________
Hãy kiếm tiền cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông ......
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê