Thứ ba, 21-01-2014 , 10:20:00 PM

Việc Tòa án nhân dân TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” ngay tại phiên tòa xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 8/1 vừa qua với nhân tố chủ chốt là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, được những người trong giới luật học nói chung và luật sư nói riêng nhận định là một điều hiếm gặp trong thực tiễn pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây.

Dưới đây, các luật sư của Công ty Luật Á Đông sẽ bình luận về các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định về việc Tòa án ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và những vấn đề phát sinh từ trường hợp này trong thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt là các cơ quan tố tụng có khả năng được giao điều tra vụ án.

Như đã đề cập ở trên, việc Việc Tòa án nhân dân TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” ngay tại phiên tòa xét xử bị cáo Dương Tự Trọng ngày 08/1/2013 được các chuyên gia luật đánh giá là một sự kiện “bất thường”, bởi đã lâu lắm rồi quy định về việc Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án mới lại được áp dụng.

Lý giải về sự kiện “bất thường” này chỉ có thể bằng hai nguyên nhân. Thứ nhất, đây là thể hiện sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta với chủ trương “không có vùng cấm”. Thứ hai, do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội với tội danh “ cố ý làm lộ bí mật nhà nước”.

Về ý nghĩa chính trị pháp lý thì như vậy. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn pháp luật thì quyết định này của Tòa án nhân dân TP Hà Nội có khả năng trở nên kém hiệu quả thực tế như mong đợi nếu như Tòa án kiến nghị để Viện kiểm sát khởi tố vụ án.

Vậy tại sao một quy định của Bộ luật TTHS lại ít khi được áp dụng trên thực tế và tại sao giá trị pháp lý của quy định này lại bị đánh giá thấp?

Điều này bắt nguồn từ việc các quy định của BLTTHS chưa được quy định chặt trẽ đảm bảo tính hệ thống giữa các văn bản pháp luật cũng như các điều khoản của một văn bản pháp luật. Trong trường hợp này các điều khoản liên quan còn thiếu để đảm bảo cho quyết định khởi tố của Tòa án có hiệu lực thực chất. Bên cạnh đó những quy định hướng dẫn dưới luật của các cơ quan tố tụng còn thiếu,chưa được ban hành để các Tòa án và cơ quan tiến tụng liên quan (Viện kiểm sát, cơ quan điều tra) áp dụng quy định này vào thực tiễn.

Đoạn 3 khoản 1 điều 104 Bộ luật TTHS quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”.

Quy định tại Điều 104 BLTTHS không rõ ràng, lại không có hướng dẫn nên có một số trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa không đúng trình tự.

Nguyên nhân là vì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì khi Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa ít được Viện kiểm sát ra quyết định điều tra bởi vì luật không bắt buộc nhất thiết phải điều tra hoặc nhất thiết phải khởi tố bị can.

Tòa án nhân dân ra quyết định khởi tố, nhưng Tòa án không có cơ quan điều tra riêng nên không thể đảm nhiệm chức năng điều tra mà phải chuyển giao vụ án cho các cơ quan điều tra khác thuộc hệ thống cơ quan cảnh sát điều tra của ngành công an hoặc cơ quan điều tra của Viện kiểm sát.

Mặt khác, cũng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án có thẩm quyền khởi tố vụ án, nhưng lại không có thẩm quyền khởi tố bị can. Thẩm quyền này do Viện Kiểm sát thực hiện. Nhưng cho đến thời điểm này chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn thực hiện thủ tục chuyển giao việc khởi tố bị can từ Tòa án sang Viện kiểm sát.

Do vậy, khi không có sự ràng buộc của pháp luật nên tính khả thi của các quyết định khởi tố vụ án hình sự tại phiên tòa ít có hiệu lực vì không có cơ chế để thực hiện phối hợp các giai đoạn tố tụng tiếp theo.

Theo quy định của các quy định của pháp luật hiện nay, có nhiều loại cơ quan điều tra, trong đó có Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Cơ quan cảnh sát điều tra và Cơ quan An ninh điều tra các cấp thuộc lực lượng Công an Nhân dân. Việc xác định thẩm quyền của cơ quan điều tra sẽ được giao điều tra vụ việc của ông Phạm Quý Ngọ sẽ được căn cứ theo quy định của pháp luật, đồng thời phải cân nhắc đến các yếu tố đảm bảo để vụ án được điều tra một cách chính xác và khách quan.
 
Do việc tiết lộ bí mật nhà nước được xác định ở Hà nội, có thể những cơ quan sau đây có thẩm quyền điều tra vụ án mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã khởi tố: 

1) Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao 
2) Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A92)
3) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Tổng cục 6)
4) Cơ quan Cảnh sát điều tra hoặc Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội. 

Trở lại vụ án mà Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã khởi tố với tội danh “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước ”, mà trong đó, thượng tướng Phạm Quý Ngọ được xác định như một nghi can thì việc xác định cơ quan điều tra nào sẽ thực hiện việc điều tra vụ án còn là một dấu hỏi, do tính chất nghiêm trọng của vụ án, cũng như vai trò của nghi can trong hệ thống các cơ quan điều tra. Việc quyết định cơ quan điều tra nào thực hiện hoạt động điều tra phải bảo đảm rằng việc điều tra vụ án phải khách quan, rõ ràng minh bạch. Không được vì các lý do nhạy cảm mà bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan cho công dân vô tội. Việc này cũng phải được quyết định bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đúng theo quy định của pháp luật, đồng thời được giám sát bởi các cơ quan có quyền giám sát đối với hoạt động điều tra trong bộ máy nhà nước và các cơ quan công luận.

Để đảm bảo tính khách quan và sự thực của vụ án, các nhân tố có thể gây ra những khó khăn cho hoạt động điều tra kể cả khách quan và chủ quan đều phải được loại bỏ. Với yêu cầu đó rất có thể Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an sẽ không được giao điều tra vụ án, vì trước đó đại diện của cơ quan này đã khẳng định trước báo giới là không kết luận được ông Phạm Quý Ngọ đã tiết lộ bí mật cho Dương Chí Dũng.
 
Với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thì trước đây do ông Phạm Quý Ngọ làm thủ trưởng, những điều tra viên của Cơ quan này phần lớn là cộng sự và cấp dưới của ông Ngọ, nên để bảo đảm tính khách quan của vụ án, cơ quan này cũng có thể không được giao việc điều tra vụ án. 
 
Về phía Cục điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, về thẩm quyền thì cơ quan này được cho là phù hợp nhất để đảm nhiệm việc điều tra vụ án. Tuy nhiên, về nghiệp vụ, chuyên môn có vẻ cơ quan này chưa đủ lực lượng cũng như khả năng để đối mặt với một vụ án mà trong đó một Thượng tướng công an đã kinh qua các vị trí điều tra, đồng thời là một cán bộ cao cấp là đối tượng bị điều tra. 

Với những  nhận định như vậy, thì rất có thể  Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội sẽ được giao điều tra vụ án tiết lộ bí mật này. Cơ quan cảnh sát điều tra TP Hà Nội do Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung gián tiếp chỉ đạo là một cơ quan có đủ điều kiện để thực hiện hoạt động điều tra vụ án nhạy cảm này. Như vậy rất có thể Thượng tướng Phạm Quý Ngọ phải đối mặt với thiếu tướng Nguyễn Đức Chung trong một cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu, mà trong đó ông đóng vai trò là người bị điều tra.


Luật Á Đông bình luận


*****************************************

"Công ty Luật Á ĐôngDịch vụ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp liên doanhthay đổi đăng ký kinh doanh,  đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, giải quyết tranh chấp, hợp đồng và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 0984924886".

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê