Thứ 6, 23-02-2018 , 03:56:00 PM

Xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm giữa nguyên đơn là Công ty Cổ phần thương mại Duy Linh và bị đơn là Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng Bảo Long

Ngày 27/3/2012, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm, giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Công ty Cổ phần thương mại Duy Linh, có trụ sở tại Km 7, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; do ông Lưu Gia Long làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 09/UQ ngày 02/3/2006 của Giám đốc Công ty và bà Thẩm Hồng Hạnh làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 31/7/2008 của Giám đốc công ty.
 

 
NHẬN THẤY
 
Theo đơn khởi kiện đề ngày 27/6/2007 và các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn - Công ty cổ phần thương mại Duy Linh (sau đây viết tắt là Công ty Duy Linh) xuất trình có trong hồ sơ vụ án thì thấy:
Ngày 15/12/2005, Công ty TNHH Continetn (sau đây viết tắt là Công ty Continent) có giấy ủy quyền cho Công ty TNHH Kapha (sau đây viết tắt là Công ty Kapha) được bán con tàu Shantar cuộc quyền sở hữu của Công ty Continent, sang Việt Nam làm sắt vụn (BL59).
 
Ngày 18/01/2006, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đã cấp giấy phép mua bán tàu Shantar và thu Tsikonya cho Công ty Duy Linh (BL20).
Ngày 19/01/2006, Công ty Duy Linh ký Hợp đồng số 0601/SC với Công ty Kapha để mua hai tàu Shantar và Tsikonya (BL62). Trong đó tàu Shantar thuộc sở hữu của Công ty Continent và tàu Tsikonya thuộc sở hữu của Công ty TNHH dịch vụ Kurs (sau đây viết tắt là Công ty Kurs). Công ty Kurs cũng có giấy ủy quyền cho Công ty Kapha bán tàu Tsil~onya (BL61). Tông ăn giá của nai tàu là 1 026.000USD (trong đo trị giá tàu Shantar là 450.000USD, trị giá tàu Tsikonya là 576.000USD) theo điều kiện CỨ tại Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Trong hợp đồng mua bán nêu rõ máy của tàu Shantar bị hỏng và tàu Tsikonya sẽ kéo tàu Shantar từ Cảng Vladivostok về Cảng Hải Phỏng. Thời gian bàn giao hai tàu vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm 2006: Hợp đồng quy định quyền sở hữu tàu sẽ được bàn giao Từ bên bán sang bên mua ngay khi bên bán nhận được toàn bộ số tiền trong hợp đồng vào tài khoản của mình (Điều 3.4) và ngay sau khi ký biên bản giao nhận hai con tàu, bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả những mất mát rủi ro và những phí tổn của hai con tàu (Điều 6.3).
Căn cứ hợp đồng mua bán trên và để tránh rủi ro cho hai tàu trong hành trình vận chuyển từ cảng Vlađivostok về cảng Hải Phòng, Công ty Duy Linh đã mua bảo hiểm thân tàu của Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (gọi tắt là Bảo Long) - Chi nhánh Hải Phòng. ngày 20/01/2006, Công ty Duy Linh có Giấy yêu cầu bảo hiểm thân tàu yêu cầu Bảo Long bảo đảm thân tàu cho tàu Shantar theo điều kiện bảo hiểm ITC 01/11/1995. Trong Giấy yêu cầu bảo hiểm này, Công ty Duy Linh đã nêu rõ căn cứ đầu tiên yêu cầu bảo hiểm là các điều khoản của Hộp đồng mua bán tàu sổ 0601/SC ngày 19/0/2006 giữa Công ty Kapha và Công ty Duy Linh (BL18). Hợp đồng mua bán tàu được chuyển kèm theo Giấy yêu cầu bảo hiểm thân tàu của Công ty Duy Linh:
Ngày 06/02/2006, Chi nhánh Bảo Long tại Hải Phòng cấp Giấy sửa đổi bổ sung số 1B.1011/0001/06-HP, theo đó Bảo Long Hải Phòng đồng ý sửa đổi bổ sung Hợp đồng bảo hiểm thân tàu số 1A.1021/0001/06-HP ngày 12/01/2006 về thời hạn bảo hiểm là từ ngày 06/02/2006 đến 22/3/2006 (BL19). Công ty Duy Linh đã đóng đầy đủ phí bảo hiểm (BL21).
Ngày 24/01/2006, tại thành phố Nakhodka, đại diện của Công ty Duy Linh đã nhận bàn giao tàu Tsikonya với đại diện bên bán là Giám đốc Công ty Kurs (BL86-88).
Ngày 02/02/2006, tại thành phố Vladivostok, đại diện của Công ty Duy Linh đã nhận bàn giao tàu Shantar với đại diện bên bán là Giám đốc Công ty Continent (BL89-90) kèm Giấy phép vận hành tàu một chuyến do đăng kiểm Nga cấp cho tàu Shantar ngày 02/02/2006 (BL91-93).
Ngày 12/02/2006, tại Vịnh Bosphor - Vladivostok, tàu Topaz đã kéo và bàn giao tàu Shantar cho tàu Tsikonya trong tình trạng đi biển, Ngày 13/02/2006, Công ty Duy Linh có Công văn số 08/CV thông báo cho Bảo Long biết việc tàu Shantar và tàu Tsikonya đã rời bến từ cảng Valdivostok về cảng Hải Phòng theo nội dung bảo hiểm hành trình một chuyến, thời điểm tàu rời biển theo giờ Việt Nam là 10 giờ 30 ngày 12/02/2006 (14 giờ 30 ngày 12/2/2006 giờ địa phương (BL22)
Ngày 02/31/2006 Công ty Duy Linh nhận được thông báo tàu Shantar bị chìm tại vùng biển đảo Hải Nam, Công ty Duy Linh đã có Công văn số 11/CV cùng ngày gửi Bảo Long thông báo tàu Shantar bị sự cố chìm tàu (BL23).
Ngay sau khi tàu Tsikonya về đến cảng Hải Phòng, ngày 06/3/2006, đại diện Công ty Duy Linh, đại diện Bảo Long, thuyền trưởng, thuyền nhỏ, thuỷ thủ trưởng tàu Tsikonya đã có buổi làm việc. Thuyền trưởng tàu Tsikonya đã trình bày diễn biến tai nạn, xử lý tai nạn và đánh giá nguyên nhân tàu bị chìm (do thời tiết xấu nhiều ngày, gió lớn, sóng mạnh) tàu Shantar bị tổn thất toàn bộ (BL23).
Căn cứ vào hồ sơ hợp đồng bảo hiểm, Công ty Duy Linh đã cung cấp các giấy tờ liên quan mà Bảo Long yêu câu những phía Bảo Long đưa ra nhiêu lý do không chi trả bảo yểm cho Công ty Duy Linh.
Nay công ty Duy Linh yêu cầu Bảo Long phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với tàu Shantar là 450.000 USD, lãi suất chậm trả bảo hiểm là 79.602 USD tính từ ngày 02/3/2006 đến ngày 27/6/2007 (ngày nộp đơn khởi kiện), các chi phí liên quan đến đòi bồi thường là 20.000 USD.
Bị đơn là Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) trình bày:
Vào tháng 01/2006, ông Lưu Gia Long là người đại diện theo ủy quyền của Công ty Duy Linh liên lạc với bà Phan Thị Thanh Mỹ nhờ giới thiệu mua bảo hiểm cho hai tàu Tsikonya và tàu Shantar dự định mua từ Nga về. Bà Mỹ sau đó liên lạc với bà Mạc Thị Hồng Liên - cán bộ thuộc Phòng nghiệp vụ 2 Chi nhánh Bảo Long tại Hải Phòng để giới thiệu mua bảo hiểm cho hai tàu trên.
Ngày 12/01/2006, sau khi nhận các thông số tàu viết tay từ bà Mỹ (như tên tàu, quốc tịch, năm đóng trọng tải, mã lực, kích thước), bà Liên đã cấp Đơn bảo hiểm số 1A.1021/0001/06/-HP (do ông Đặng Thế Phong - Quyền Giám đốc Chi nhánh Bảo Long tại Hải Phòng ký) cho Công ty Duy Linh. Theo Đơn bảo hiểm số lA.1021/0001/06/-HP, Bảo Long nhận bảo hiểm tổn thất toàn bộ thân tàu cho tàu Shantar theo điều kiện bảo hiểm ITC 01/1l/1995; số tiền bảo hiểm là 450.000USD, tổng phí bảo hiểm là 2.250USD (BL17).
Ngày 20/01/2006, Công ty Duy Linh gửi Ciấy yêu cầu bảo hiểm thân tàu tới Bảo Long kê khai chi tiết tàu Shantar và yêu cầu bảo hiểm cho tàu Shantar hành trình một chuyến từ cảng Vladivostok đến cảng Hải Phòng.
Ngày 06/02/2006, sau khi nhận được thông báo từ Công ty Duy Linh, ông Đặng Thế Phong đã ký Giấy sửa đổi, bổ sung số 1B1011/0002/06-HP xác nhận thời hạn bảo hiểm từ 06/02/2006 đến 22/3/2006.
Ngày 07/02/2006, Công ty Duy Linh nộp 81.567.000 đồng phí bảo hiểm, trong đó có phi bảo hiểm thân tàu cho tàu Shantar là 35.775.000 đồng (BL21).
Ngày 14/02/2006, Bảo Long nhận được Công văn số 8/CV ngày 13/02/2006 của Công ty Duy Linh thông báo về việc tàu Shantar và tàu Tsikonya đã rời bến từ cảng Vladivostok đẻ hành đến cảng Hải Phòng. Trên đường đi hai tàu gặp bão mạnh và ngày 02/3/2006, tàu Shantar bị chìm ở toạ độ 18003,2’ Nam và 108051,1’ độ kinh đông, ở độ sâu 44 mép nước. Ngày 02/3/2006  Bảo Long đã nhận được thông báo về sự cố chìm tàu Shantar.
Ngày 03/3/2006, Thuyền tưởng tàu Tsikonya đã có kháng nghị hàng hải để miễn trừ trách nhiệm của mình và thủy thủ đoàn.
Ngày 06/3/2006, đại diện các bên đã tổ chức cuộc họp tại Hải Phòng về sự cố chìm tàu Shantar. Tại cuộc họp, Bảo Long đã có danh mục các tài liệu yêu cầu Công ty Duy Linh cung cấp cho Bảo Long. Sau đó, giữa hai bên có cung cấp tài liệu, chứng cứ công văn trao đổi, họp với nhau nhưng không giải quyết được khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại của Công ty Duy Linh.
Bảo Long từ chối giải quyết yêu cầu đòi bồi thường bảo hiểm của Công ty Duy Linh vì các lý do sau:
- Công ty Duy Linh đã vi phạm cam kết hành trình đi biển. Theo chứng nhận bảo hiểm, Bảo Long và Công ty Duy Linh đã thống nhất áp dụng điều kiện và điều khoản bảo hiểm theo quy tắc ITC. Theo quy định tại Điều 1.1 của ITC, Bảo Long không chấp nhận bảo hiểm cho tàu Shantar nếu bị lai kéo, nhưng trên thực tế tàu Shantar đã được tàu Tsikonya kéo từ cảng Vladivostok về cảng Hải Phòng (theo báo cáo của Công ty Duy Linh và thuyền trưởng tàu Tsikonya) . Việc làm này đi ngược lại nội dung của Điều 1.1 quy tắc ITC và dẫn đến hậu quả pháp lý là tàu Shantar không còn được bảo hiểm.
- Bảo Long khẳng định: Trước thời điểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm, Bảo Long không được Công ty Duy Linh thông báo về việc lai kéo kể cả việc nhận nội dung hợp đồng mua bán tàu của Công ty Duy Linh. Công văn ngày 20/01/2006 của Công ty Duy Linh thông báo về việc tàu Tsikonya và tàu Shantar rời cảng Vladivostol về Việt Nam nhưng không đề cập rõ ràng là hai tàu Shantar và tàu Tsikonya sẽ lai kéo nhau. Trên thực tế, công văn này không ghi nhận Bảo Long đồng ý hoặc cam kết sẽ bảo hiểm cho tàu Shantar nếu tàu này được lai kéo. Bảo Long khẳng định chưa bao giờ chấp thuận việc bảo hiểm cho tàu Shantar nếu tàu Shantar bị lai kéo. Nếu chấp thuận hai tàu lai kéo nhau chắc chắn Bảo Long đã xoá Điều 1.1 quy tắc ITC. Quy tắc ITC là một chỉnh thể không phải muốn xoá bỏ hoặc thay đổi là làm được ngay. Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, muốn thay đổi Điều 1.1 quy tắc ITC, Bảo Long sẽ phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi thay đổi (xoá bỏ Điều 1.l) có hiệu lực. Như vậy, không có cơ sở để cho rằng Bảo Long đã chấp nhận bảo hiểm cho tàu Shantar bị lai kéo trong trường hợp giả định không đề cập đến Điều 1.1 quy tắc ITC, Bảo Long cũng phải quan tâm đến Điều 4.1 quy tắc ITC là thực hiện các yêu cầu của cơ quan phân cấp tàu.
- Giấy phép đi biển một chiều của tàu Shantar do đăng kiểm Nga cấp ngày 02/02/2006 đưa ra nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu hải trình trong tình trạng bị lai kéo bởi một tàu lai kéo có công suất không thấp hơn 950kw. Theo thông báo của Công ty Duy Linh, tàu Shantar đã được tàu cá Tsikonya (không có chức năng lai kéo) kéo trong hải trình từ cảng Vladivostok về cảng Hải Phòng. Như vậy, tàu Shantar hải trình đã vi phạm Điều 4.1 quy tắc ITC, nên theo Điều 4.2 quy tắc ITC, Bảo Long không có cơ sở pháp lý để thanh toán bảo hiểm cho Công ty Duy Linh vì trách nhiệm của Bảo Long buộc phải chấm dứt ngay sau khi tàu Shantar được tàu Tsikonya kéo tại cảng Vladivostok. Công ty Duy Linh cho rằng việc lai kéo giữa hai tàu là tập quán cho việc mua tàu cũ để phá dỡ, tàu Tsikonya có công suất trên 1.000kw nên việc dùng tàu Tsỉkonya kéo tàu Shantar là không vi phạm yêu cầu cơ quan phân cấp tàu. Bảo Long khẳng định theo quy định tại Điều 4.1, 4.2 quy tắc ITC thì bất kể có tập quán lai dắt hay không thì việc hải trình trên biển phải tuân theo yêu cầu của cơ quan phân cấp chuyên môn về an toàn hàng hải. Phía Công ty Duy Linh không cung cấp được bằng chứng để khẳng định hai tàu cá lai kéo nhau là tập quán. Hai tàu cá đã cũ mua về để phá dỡ kéo nhau trên biển hàng ngàn kilomet. Đăng kiểm Nga quy định tàu Shantar bị hải trình trong tình trạng bị lai kéo bởi một tàu lai kéo, tàu Tsíkonya không phải tàu lai kéo và không có giấy phép thực hiện lai kéo nên đã vi phạm yêu cầu của Đăng kiểm Nga và Điều 4.1 quy tắc ITC.
- Nguyên nhân tổn thất rủi ro trong vụ án này không thuộc trường hợp được bảo hiểm: Theo kháng nghị hàng hải và qua trao đổi với phía thuyền bộ Tsikonya và Công ty Duy Linh cho rằng tàu Shantar bị chìm do gặp bão mạnh trên đường đi (BL121-122), nhưng theo Công văn ngày 30/5/2006 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương xác định không có bão trong suốt thời gian và khu vực hải trình của tàu Tsikonya (BL53), xác định của Văn phòng hàng hải quốc tế do Bảo Long nhờ cũng có kết quả về thời tiết tương tự. Như vậy không có bằng chứng về việc tàu Shantar bị gặp bão trên hải trình từ cảng Vladivostok về cảng Hải Phòng, do vậy không có cơ sở thực tế để xác định tàu Shantar bị chìm nếu có thuộc trường hợp được bảo hiểm theo cam kết với Công ty Duy Linh.
Công ty Duy Linh chưa chứng minh được mình có quyền lợi bảo hiểm đối với tàu Shantar. Theo Công ty Duy Linh khai, bên bán tàu là Công ty Kapha, nhưng Giấy chứng nhận sở hữu tàu ghi nhận Công ty Continent là chủ sở hữu tàu Shantar (BL74-78). Như vậy, bên bán tàu có thể không có quyền bán tàu Shantar cho Công ty Duy Linh và Công ty Duy Linh không có quyền nhận chuyển giao quyền sở hữu tàu Shantar; Giấy uỷ quyền của Công ty Continent cho Công ty Kapha chưa được hợp pháp hóa lãnh sự nên Bảo Long không chấp nhận giá trị chứng cứ này do đó sẽ không có quyền lợi được bảo yểm và có thể không được nhận chi trả bảo hiểm theo Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Công ty Duy Linh không phải là bên gánh chịu tổn thất của tàu Shantar nếu có. Trong hợp đồng mua bán tàu Điều 6.3 quy định: "Ngay sau khi ký biên bản bàn giao tàu, bên mua sẽ chịu trách nhiệm đối với mọi tổn thất rủi ro và chi phí của hai tàu", Điều 2 quy định: "Tổng giá hợp đồng được hiểu là mua theo điều kiện CNF tại cảng Hải Phòng Việt Nam", Như vậy, Công ty Duy Linh với tư cách là bên mua chỉ phải chịu tổn thất của tàu Shantar nếu tổn thất xảy ra sau khi Công ty Duy Linh và Công ty Kapha cùng ký vào biên bản bàn giao tàu. Biên bản bàn giao chỉ được ký tại Hải Phòng, nghĩa là Công ty Duy Linh không phải chịu bất kỳ tổn thất gì nếu tàu Shantar không đến được cảng Hải Phòng, vì vậy Bảo Long từ chối chi trả bồi thường bảo kiểm.
Công ty Duy Linh chưa cung cấp cho Bảo Long bằng chứng khẳng định tàu Shantar thực sự rời cảng Vladivostok để tham gia hải trình tới cảng Hải Phòng nên không thể khẳng định liệu có tai nạn xảy ra đối với tàu Shantar không; lệnh xuất hàng đối với tàu Shantar bản copy và bản dịch tiếng Việt viết tay không có nội dung tàu Shantar Quốc tàu Tsikonya lai kéo, ngày ghi trên lệnh xuất hàng là 26/01/2006 nhưng theo báo cao của Công ty Duy Linh và các hồ sơ khác thì tàu Tsikonya lại rời cảng Vladivostok vào ngày 12/02/2006; hầu hết các chứng cứ do Công ty Duy Linh xuất trình là do cơ quan nước ngoài cấp và bằng tiếng nước ngoài nhưng đều chưa được hợp pháp hoá lãnh sự và chưa được cơ quan công chứng Việt Nam dịch hoặc xác nhận nên chưa có giá trị chứng cứ (BL335, 310, 489).
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 13/2008/KDTM-ST ngày 07/5/2008, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định:
"Điều 1: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh là tổn thất toàn bộ tàu Shantar cho Công ty Cổ phần Thương mại Duy Linh với số tiền là 450.000 USD (Bốn trăm năm mươi nghìn đô la Mỹ) quy đổi thành tiền Việt Nam là 7.193.250.000 đồng (Bảy tỷ một trăm chín mươi ba triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng).
Điều 2: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng phải hoàn lại số tiền phí bảo hiểm đã nhận cho Công ty cổ phần thương mại Duy Linh là 35.775.000 đồng (Ba mwoi lăm triệu bảy trăm bảy mươi lăm nghìn đồng);
Điều 3: Tổng cộng hai khoản tiền Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng phải trả công ty Cổ phần thương mại Duy Linh quy định tại Điều 1, Điều 2 trên là 7.229.025.000 đồng (Bảy tỷ hai trăm hai mươi chín triệu không trăm hai mươi lăm nghìn đồng)".
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn có quyết định về án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
Ngày 13/5/2008, Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) có đơn kháng cáo.
Tại bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM-PT ngày 19-01-2009, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định: "Không chấp nhận toàn bộ đơn kháng cáo của Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (gọi tắt là Công ty Bảo Long); giữ nguyên Bản án số 13/2008/KDTM-ST ngày 07/5/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng".
Ngày 24/02/2009, Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng có đơn đề nghị xem xét lại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM-PT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ngày 25/5/2009 và ngày 08/01/2010, Tổng cục cảnh sát Bộ Công an có Công văn số 2218/C11-C15 và Công văn số 55/Cll(C15) đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM-PT ngày 19/01/2009 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội vì vụ án này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trục lợi bảo hiểm) cần phải khởi tố điều tra.
Tại Quyết định kháng nghị số 19/2010/KDTM-KN ngày 15/9/2010, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án anh doanh, thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM-PT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 13/2008/KDTMST ngày 07/5/2008 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật
  

XÉT THẤY

 
1. Về tố tụng
Theo đơn khởi kiện và tại các biên bản hòa giải, biên bản phiên tòa, đại diện Công ty Duy Linh chỉ yêu cẩu Bảo Long phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với tàu Shantar là 450.000 USD, lãi suất chậm trả bảo hiểm là 79.602 USD tính từ ngày 02/3/2006 đến ngày 27/6/2007 (ngày nộp đơn khởi kiện) và các chi phí liên quan đến đòi bồi thường thiệt hại là 20.000 USD.
Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã áp dụng Điều 18 Nghị định số 42/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ, trong đó quy định "Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm không theo quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc đã đăng ký với Bộ Tài chính thì doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm" và nhận định rằng Bảo Long đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho tàu Shantar không tuân theo điều khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu theo quy tắc ITC đã đăng ký với Bộ tài chính nên đã tuyên buộc Bảo Long phải hoàn trả 35.775.000 đồng tiền phí bảo hiểm cho Công ty Duy Linh là không đúng, vượt quá yêu cầu khởi kiện, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự là Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó".
2. Về nội dung:
Trước khi ký hợp đồng mua bán tàu Shantar và tàu Tsikonya số 0601/SC ngày 19/01/2006 vùi Công ty KaDha, Công ty Duy Linh đã được Bảo Long Hải Phòng cấp Đơn bảo hiểm thân tâu số 1A.l021/0001/06-HP ngày 12/01/2006 cho tàu Shantar. Sau khi ký Hợp đồng mua bán tàu Shantar và tàu Tsikonya số 0601/SC ngày 19/01/2006 với Công ty Kapha, Công ty Duy Linh mới có giấy yêu cầu bảo hiểm thân tàu đề ngày 20/01/2006 và ngày 06/02/2006 Bảo Long Hải Phòng cấp Giấy sửa đổi, bổ sung số 1B1011.0001/06-HP cho Công ty Duy Linh. Công ty Duy Linh cung cấp cho Tòa án hợp đồng mua bán tàu Shantar ngày 19/01/2006 giữa Công ty Duy Linh với Công ty được ủy quyền bán tàu là Công ty Kapha. Trong hợp đồng này, đại diện bên bán là ông Mikhail Dimitrov - Giám đốc ký (BL66). Tuy nhiên để chứng minh Bảo Long Hải Phòng cũng cấp Đơn bảo hiểm tương tự cho một cặp tàu khaccs cũng được mua tại Liên bang Nga về để tháo dỡ, Công ty Duy Linh còn cung cấp thêm cho Tòa án Hợp đồng mua bán tàu ngày 12/01/2006 (bản phô tô bằng tiếng Anh không được công chứng, chứng thực hợp pháp) giữa Công ty TNHH Mai Phương và Công ty Kapha, người ký tên đại diện cho bên bán (Công ty Kapha) là ông Kladovsikov V.V - Tổng giám đốc (BL231). Như vậy, đại diện Công ty Kapha (bên bán tàu) trong 2 hợp đồng mua tàu nói trên là hai người khác nhau nhưng chữ ký của đại diện Công ty Kapha ở cả hay hợp đồng này lại rất giống nhau và có phải là của một người ký hay không cũng chưa được làm rõ nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại đưa vào trong phần nhận định của bản án. Mặt khác, giấy ủy quyền của Công ty Continent cho Công ty Kapha được quyền bán tàu Shantar (thuộc quyền sở hữu của Công ty Continent) lại là bản phô tô không được công chứng, chứng thực hợp pháp; đại diện Bảo Long Hải Phòng không thừa nhận tính hợp pháp của giấy ủy quyền này, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã không xem xét làm rõ mà vẫn cho rằng hợp đồng mua bán tàu Shantar giữa công ty Duy Linh và Công ty Kapha là có thực, hợp pháp, là chưa đủ căn cứ vững chắc.
Theo kháng nghị hàng hải ngày 03/3/2006 của thuyền trưởng tàu Tsikonya (tàu lai kéo tàu Shantar) thì "suốt cả chặng đường kéo từ cảng Vladivostok về cảng Hải Phòng . . . đều gặp giông bão, gió mạnh. . . Sau khi qua vịnh Đài Loan, ở đây gặp bão biển cực mạnh, giông bão làm đổ cột nóc tàu Shantar. . . Việc đắm tàu Shantar là do thiên tai", nhưng theo Công văn ngày 30/5/2006 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương xác định trong suốt thời gian và khu vực hải trình của tàu Tsikonya thì thời tiết biển chủ yếu có mây, gió đông bắc cấp 6, 7, sóng biển cao 2 -2,5m (không thể hiện là có bão) (BL53). Xác định của Cục hàng hải quốc tế cũng có kết quả về thời tiết tương tự (BL457-565). Như vậy, không có bằng chứng về việc tàu Shantar bị gặp bão trên hải trình từ cảng Vladivostok về cảng Hải Phòng; nguyên nhân việc chìm tàu Shantar chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm làm rõ, do vậy không có cơ sở thực tế để xác định tàu Shantar có bị chìm hay không .
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì chỉ duy nhất hợp đồng mua bán tàu Shantar giữa Công ty Duy Linh và Công ty Kapha có thể hiện tàu Shantar được kéo bằng tàu Tsikonya; ngoài ra, không có tài liệu nào thể hiện việc Cảng vụ Vladivostok cho phép tàu Tsikonya kéo tàu Shantar từ cảng Vladivostok đến cảng Hải Phòng. Hồ sơ chỉ có các tài liệu như Giấy xin phép rời bến của tàu Topaz, Giấy ủy nhiệm chở hàng xuất khẩu của Công ty Continent (ủy nhiệm cho tàu Tơpaz chở hàng là tàu Shantar) thì các tài liệu này đều thể hiện tàu Shantar được tàu Topaz lai kéo cảng đi là cảng Vladivostok và cảng đến là cảng Hải Phòng.
Trước khi xét xử phúc thẩm, Tổng cục cảnh sát Bộ Công an (C11 - C15) đã trao đổi và làm việc với Hội đồng xét xử phúc thẩm về việc vụ án có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản (trục lợi bảo hiểm) nhưng không được Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Tổng cục cảnh sát Bộ Công an (C11 - C15) có nhiều văn bản gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với nội dung: Vụ án này có dấu hiệu hình sự lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua trục lợi bảo hiểm và cung cấp thêm một số tài liệu về việc Văn phòng INTERPOL Tổng cục Cảnh sát đã trao đổi với Cảnh sát Liên bang Nga và Cảnh sát Liên bang Nga cho biết: Cảnh sát thành phổ Vladivostok chỉ phát hiện một Công ty có tên Công ty TNHH KAFA có địa chỉ tại Vladivostok, Tổng Giám đốc là ông Kladovsczikov Viadimir. Ông Kladovsczikov Vladimir khai bản thân ông không ký hợp đồng với Công ty Duy Linh, mặc dù chữ ký và con dấu trong hợp đồng do phía Việt Nam cung cấp trông có vẻ giống chữ ký và con dấu của ông. Từ năm 2000, Công ty KAFA có một Chi nhánh ở Pionerskaya str, 1, Vladivostok. Văn phòng INTERPOL cũng cho biết, tại Liên bang Nga không có địa chỉ số 4/102 đường Pionherskaia, thành phố Vladivostok như thể hiện tại hợp đồng mua bán tàu Shantar của Công ty Duy Linh, ngành nghề kinh doanh của Công ty KAFA tại số 1 đường Pionerskaya, Vladivostok là kinh doanh thực phẩm. Về việc lai kéo con tàu Shantar, cơ quan có thẩm quyền ở khu vực Viễn đông của Liên bang Nga cho biết: Ngày 06/2/2006 cơ quan này cấp phép lai kéo con tàu Shantar về cảng Pusan của Hàn Quốc (con tàu Shantar phải do con tàu Topaz lai kéo). Cơ quan này không cấp phép lai kéo con tàu Shantar về Việt Nam (BLI5, 16 BCA).
Như vậy, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ còn nhiều điểm mâu thuẫn, chưa rõ ràng; tài liệu do Tổng cục cảnh sát Bộ Công an cung cấp thể hiện có những dấu hiệu trái pháp luật như: Không có cơ quan bán tàu, Tổng giám đốc công ty TNHH KAFA chưa thừa nhận chữ ký trong Hợp đồng mua bán tàu Shantar là của mình. Trong vụ án này cần phải có ý kiến kết luận của cơ quan điều tra mới có đủ căn cứ kết luận có hay không sự kiện bảo hiểm? từ đó mới xác định được trách nhiệm bảo hiểm của Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long).
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) phải bồi thường cho Công ty cổ phần thương mại Duy Linh và hoàn trả lại phí bảo yểm với tổng số tiền là 7.229.025.000 đồng là chưa đủ căn cứ vững chắc. Vì vậy, cần hủy bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo quy định của pháp luật. Khi thụ lý lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cần thông báo cho Tổng cục cảnh sát Bộ Công an biết việc Tòa án đã thụ lý lại vụ án để xét xử theo thủ tục chung nếu Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự thì áp dụng khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại với lý do "cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được phẩm luật quy định là phải do cơ quan tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án" cho đến khi có kết luận của Cơ quan có sát điều tra.
 

 QUYẾT ĐỊNH

 
Hủy bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 12/2009/KDTM-PT ngày 19/01/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 13/2008/KDTMST ngày 07/5/2008 của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.


Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, khoản 2, 3 Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự,

Tại Bản kết luận số 85/KL-VKSTC-V12 ngày 25/7/2011 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại điện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Bị đơn: Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng Bảo Long), có trụ sở tại số 185 Điện Biên Phủ, quận 1, thành phố Hô Chi Minh; do ông Phạm Sỹ Hải Quỳnh làm đại diện theo Giấy ủy quyền ngày 28/8/2007 của Tổng Giám đốc Công ty.

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê