Thứ bảy, 23-08-2014 , 04:09:00 PM

Vấn đề pháp lý liên quan:

  1. Thoả thuận trọng tài vô hiệu
  2. Trọng tài không có thẩm quyền
  3. Toà án có thẩm quyền
___________________

Tại phiên toà ngày 02-01-1998 xét sử giám đốc thẩm vụ án kinh tế về trang chấp hợp đồng mua bán thép xây dựng giữa:
Nguyên đơn: Công ty thực phẩm Miền Trung có trụ sở tại 52 Trần Quốc Toản, thành phố Đà Nẵng;
Bị đơn: Công ty Voest Alpine Interading AG có trụ sở Straserau 6, A4020 Lĩn, Austria (Áo), có văn phòng đại diện tại 96 Lý Tự Trọng, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh.

UỶ BAN THẨM PHÁN
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

NHẬN THẤY:

Ngày 13-5-1996, Công ty Thực phẩm Miền Trung (gọi tắt là Fococev) và Công ty Voest Alpine Interading (goi tắt là Vait) ký kết hợp đồng mua bán thép xây dựng số 22.505 với nội dung chính như sau: Fococey mua của Vait 7000 tấn thép đốt các loại, xuất sứ từ C.I.S với quy cách ACE, GOST 5781/82, dài 11,7m tổng giá trị hợp đồng là 2.030.000 USD, thời hạn giao hàng là tháng 6 năm 1996, tại Cảng Đà Nẵng
Thực hiện hợp đồng đã ký, ngày 15-6-1996 Fococev đã mở L/C số 062040396 ULC 0033 tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng với tổng số tiền là 2.117.696 USD. Ngày 14-8-19996, tàu Baffin Bay chở lô hàng trên cập cảng Đà Nẵng và Vait đã giao cho Fococev 6874, 7947 tấn thép các loại.
    Sau khi nhận hàng, căn cứ vào Điều 5 của hợp đồng đã ký, Fococev đã mời Vinacontrol giám định số lượng và chất lượng hàng. Căn cứ vào chứng thư giám định của Vinacontrol thì Fococev cho rằng: Vait đã bán hàng không đúng theo hợp đồng đã ký và ngày 6-11-1996 Fococev có đơn khởi kiện với Vait tới Trung tâm Trọng tài Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (gọi tắt là VIAC). Vait có công văn gửi cho VIAC đề nghị tổ chức giải quyết vụ kiện là Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Paris (pháp). Ngày 16-12-1996, VIAC có Công văn số 434/PIM –TT gửi cho Fococev với nội dung là VIAC nhận được thư của Công ty Vait đề ngày 11-12-1996 đã đề nghị Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam từ chối giải quyết vụ việc giữa Fococev và Vait. Ngày 26-12-1996, VIAC có công văn số 451/PTM–TT gửi cho Fococev với  nội dung: vì hai bên không thoả thuận lựa chọn quy tắt tố tụng của VIAC, do đó VIAC không có thẩm quyền giải quyết.
    Ngày 11-1-1997, Công ty Fococev gửi đơn kiện đối với công ty Vait với Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và đề nghị Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả 200.000 USD.
    Ngày 23-1-1997, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và đã thụ lý vụ án; ra quyết định số: 16 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong toả 200.000 USD.
         Tại bản án kinh tế sơ thẩm số 01/KTST ngày 4-4-1997, Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thụ lý vụ án, ra quyết định:

- Buộc Công ty Vait phải bồi thường cho Công ty Fococev 154.741,925 USD.
- Buộc Công ty Fococev phải trả cho Công ty Vait tiền phạt chậm thanh toán là: 7081,290 USD và giao lại cho Vait 28,3662 tấn thép Φ14 và 4,22 tấn thép Φ 16.
- Công ty Vait phải nộp 28.717.944 đồng án kinh tế sơ thẩm.
- Công ty Fococev phải nộp 3.930.824 đồng án phí kinh tế sơ thẩm.
Ngày 10-4-1997, Vait có đơn kháng cáo.
Ngày 12-4-1997, Fococev có đơn kháng cáo.
   Tại bản án kinh tế phúc thẩm số 04 ngày 14-8-1997 Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã ra quyết định:

- Huỷ toàn bộ bản án số 01/KTST ngày 4-4-1997 của Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
- Huỷ quyết định số 16 ngày 23-1-1997 của Toàn kinh tế Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng phong toả 200.000 USD của Vait tại Vietcombanh Đã Nẵng.
- Công ty Fococev phải chịu 200.000 đồng án phí phúc thẩm.
- Giao toàn bộ hồ sơ vụ kiện cho Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC) bên cạnh Phòng thương Mại và Công nghiệp Việt Nam giải quyết nếu 2 bên có yêu cầu.
- Tại quyết định kháng nghị số 08/KTngày 10-11-1997, Chánh án toàn án nhân dân tối cao đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ bản án nêu trên và giao hồ sơ vụ án cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tạo Đà Nẵng xét sử phúc thẩm lại theo thủ tục chung.
    Tại kết luận số 311/KL-KT ngày 16-12-1997 của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao hoàn thành nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án phúc thẩm kinh tế số 04 ngày 14-8-1997 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng, giao hồ sơ vụ án cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo hướng xem xét thêm về khoản tiền thuế, lưu kho lưu bãi và lãi suất đối với số thép giao không đúng hợp đồng.
(Còn tiếp)

_________________________

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê