Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP về án treo cần được sửa đổi bổ sung
Thứ hai, 21-07-2014 , 03:06:00 PM
Một số ý kiến góp ý đối với Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo
Án treo là một chế định pháp lý ra đời rất sớm trong quá trình xây dựng và phát triển pháp luật hình sự Việt Nam. Tại Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/12/1946, án treo được xác định là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, án treo luôn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự. Các Pháp lệnh về trừng trị các tội phản cách mạng, Pháp lệnh trừng trì các tội xâm phạm tại sản riêng của công dân, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Sắc luật 003/SL của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam v.v… đều có quy định về chế định án treo.
Để giải quyết những vướng mắc, bất cập nêu trên, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo (Nghị quyết 01/2013). Chúng tôi đánh giá cao các hướng dẫn về án treo của Nghị quyết số 01/2013 vì đã giải đáp được nhiều ý kiến khác nhau về án treo, đồng thời cũng đã sửa được một số bất cập đã được Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn trước đây về áp dụng án treo, chẳng hạn các vấn đề tính thời gian thử thách, thời điểm tính thời gian thử thách; rõ ràng, cụ thể hơn về các căn cứ để cho hưởng án treo hoặc không cho hưởng án treo v.v… Tuy nhiên, qua nghiên cứu Nghị quyết 01/2013, chúng tôi cũng xin nêu một số suy nghĩ sau đây: Một là: Trong bộ luật hình sự còn có khái niệm "phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng". Theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2013 thì không đề cập đến trường hợp này. Tuy chúng ta đều hiểu là phạm tội ít nghiêm trọng và trường hợp ít nghiêm trọng không phải là một. Vậy phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng có phải là một trong các điều kiện để cho hưởng án treo không?
Theo quan điểm của chúng tôi thì đây cũng là trường hợp có thể xem xét cho hưởng án treo. Trong thực tiễn xét xử các tội phạm đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, đối với các trường hợp phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng (bị cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, kích động hoặc vợ, con, cha, mẹ che dấu, tiếp tế cho người thân thích để hoạt động chống phá cách mạng…)
Hai là: Theo hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 01/2013 "Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù". Ba là: Về thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách
Khoản 3 Nghị quyết 01/2013 hướng dẫn là: "Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm".
Đối với trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tù, không cho hưởng án treo là sai, Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, cho bị cáo được hưởng án treo mà thời điểm tính thời gian thử thách của bị cáo lại bắt đầu từ ngày tuyên án phúc thẩm là không hợp lý, xâm phạm đến quyền lợi của bị cáo vì lẽ ra nếu xét xử đúng thì Tòa án cấp sơ thẩm phải cho bị cáo hưởng án treo và bị cáo được tính thời gian thử thách từ ngày tuyên án sơ thẩm. Như vậy, rõ ràng là vì sai của Tòa án sơ thẩm mà bị cáo đã bị thiệt (hay mặc nhiên) bị kéo dài thời gian thử thách từ khi tuyên án sơ thẩm đến khi tuyên án phúc thẩm. Thời gian này không hề ngắn và ảnh hưởng hết sức lớn đến việc nếu xác định phạm tội trong thời gian thử thách, tổng hợp hay không tổng hợp hình phạt của hai bản án. Bốn là: Khoản 5 Điều 4 Nghị quyết 01/2013 hướng dẫn "Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm bị hủy để điều tra lại và sau đó xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này"
Bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm không chỉ có thể bị hủy để điều tra lại mà còn có thể bị hủy để xét xử lại vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Do vậy, kể cả trường hợp bản án sơ thẩm hoặc bản án phúc thẩm đều bị hủy để điều tra hay xét xử lại thì khi xét xử lại, nếu Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hay từ ngày tuyên án phúc thẩm đều được thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị quyết 01/2013. Năm là: Các thời hạn kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc xử lý hành chính được hướng dẫn tại Điều 2 Nghị quyết 01/2013/HĐTP-TANDTC chưa đề cập đến các trường hợp đối với người chưa thành niên. Theo quy định tại Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính thì:
"1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm. Thạc sỹ Nguyễn Quang Lộc( Nguyên Thẩm phán, Vụ trưởng Vụ Thống kê – Tổng hợp TAND tối cao) Nguồn: TANDTC - Luật Á Đông đặt tiêu đề ***************************************** "Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111". |
CÁC TIN LIÊN QUAN
-
Phần 2 Những vấn đề pháp lý về các giao dịch vô hiệu theo Luật phá sản
-
Về việc triệu tập công dân và sử dụng Giấy triệu tập trong vụ án hình sự
-
Những vấn đề pháp lý về các giao dịch vô hiệu theo Luật phá sản
-
Cơ sở của trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2000 (P2)
-
Cơ sở của trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự năm 2000 (P1)
-
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo Luật Trọng tài thương mại 2010
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê