Thứ bảy, 19-07-2014 , 11:06:00 AM

(Tiếp phần 1)

3. Một vài kiến nghị
 
Một là, không giới hạn thời gian đối với các giao dịch bị coi là có mục đích tẩu tán tài sản như quy định hiện nay. Bất kỳ giao dịch nào nếu xác định được một cách rõ ràng là có mục đích tẩu tán tài sản đều bị coi là vô hiệu bất kể giao dịch đó diễn ra ở giai đoạn nào.
 
Hai là, nên quy định thời điểm đề xác định giao dịch vô hiệu là các giao dịch nhằm mục đích tẩu tán tài sản được thực hiện trước khi tòa án mở thủ tục phá sản thay vì trước khi thụ lý đơn yêu cầu như hiện nay nhàm khắc phục lỗ hổng pháp lý mà doanh nghiệp mắc nợ có thể lợi dụng để tẩu tán tài sản như đã phân tích.
 
Ba là, nên thay việc liệt kê các giao dịch bị coi là vô hiệu như hiện nay bằng việc đưa ra định nghĩa khái quát về bản chất của các giao dịch đó. Cụ thể, có thể định nghĩa như sau: “Các giao dịch bị coi là vô hiệu là các giao dịch nhằm mục đích tâu tán tài sảnVới định nghĩa này đã bao gồm tất cả các giao dịch mà Luật Phá sản năm 2004 liệt kê. Bên cạnh đó, để ngăn chặn hành vi thiên vị cho một hoặc một số chủ nợ thông qua việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn hoặc thực hiện việc bảo đảm đối với các khoản nợ không có bảo đảm trước đó, mặc dù về bản chất các giao dịch này chưa hẳn đã là nhằm mục đích tẩu tán tài sản, nên có thêm quy định về “các giao dịch nhằm đối xử không công bằng giữa các chủ Yiự\ Cụ thể, khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản năm 2004 quy định ngắn gọn như sau: Các giao dịch bị coi là vô hiệu là các giao dịch nhằm mục đích tẩu tản tài sản và các giao dịch nhằm đối xử không công bằng giữa các chủ nợ”. Với quy định rõ ràng và mang tính khái quát cao này sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
 
Thứ nhắt, tránh việc phải liệt kê các loại giao dịch bị coi là vô hiệu. Có một thực tế là, tất cả dự liệu của nhà làm luật khi ban hành vặn bản đều khó bao quát hết được các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy, để đảm bảo tính ổn định lâu dài về hiệu lực của Luật Phá sản khi sửa đổi và thuận lợi cho tòa án trong việc thực thi Luật Phá sản khi phải xác định một hoặc một số giao dịch có thể phát sinh trong tương lai xem có phải là giao dịch vô hiệu hay không, thì lúc này chỉ cần xét xem bản chất của giao dịch đó có nhằm mục đích trục lợi hoặc đối xử không công bằng giữa các chủ nợ hay không mà không cần phải biết đó là loại giao dịch gì và được thiết lập ở thời điểm nào. Quyền quyết định lúc này được dành cho tòa án.
 
Thứ hai, khắc phục sự không chặt chẽ khi quy định các giao dịch bị coi là vô hiệu mà Luật Phá sản 2004 liệt kê tại khoản 1 Điều 43. Ví dụ: về tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; hoặc việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn... Giả định là hành vi tặng cho tài sản hoặc thanh toán nợ chưa đến hạn là những hành vi diễn ra khi doanh nghiệp chưa lâm vào tình trạng phá sản, chưa có khoản nợ đến hạn nào phải thanh toán, thậm chí là chưa phát sinh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, nhưng sau đó vì một rủi ro nào đó của thị trường mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ dẫn tới phá sản. Lúc này, theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2004 thì hành vi tặng cho tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn của doanh nghiệp nói trên sẽ bị coi là vô hiệu cho dù các giao dịch này hoàn toàn minh bạch, không hề có mục đích tẩu tận tài sản ở thời điểm diễn ra giao dịch. Điều này là bất hợp lý. Sự bất hợp lý này không chỉ hạn chế quyền định đoạt của con nợ đối với tài sản thuộc sở hữu của họ mà còn liên quan đến quyền thụ hưởng của các chủ thể được tặng cho hoặc được thanh toán nợ trước hạn. Do vậy, nếu giữ nguyên quy định về vấn đề này như khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2004 thì sau mỗi loại giao dịch bị coi là vô hiệu được liệt kê cần phải thêm vào nội dung “nhằm mục đích tẩu tán tài sản” hoặc “sau khi doanh nghiệp phát sinh nghĩa vụ tài sản với các chủ thể khác” mới đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ và hợp lý.
 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê