Thứ bảy, 23-02-2013 , 04:48:00 PM

 Thành lập công ty là một quyết định khó khăn, nhưng khó khăn hơn là tránh để công ty phải giải thể bởi tranh chấp giữa các thành viên

Ông Phùng Bảo Ngọc, Giám đốc công ty CP Quốc tế Tương Lai.





Án số 2 :
Ông Phan Đình Hiếu kiện ông Nguyễn Quốc Khánh.
Nội dung kiện: Mua sắm tài sản trước khi góp đủ vốn

Theo bản án sơ thẩm nội dung như sau:

Công ty Cổ phần mẫu EDM (Công ty EDM) được thành lập công ty và được cấp giấy đăng ký kinh doanh ngày 14/11/2000, thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ nhất vào ngày 21/12/2001 vớ ba cổ đông sáng lập: ông Phan Đình Hiếu, Phan Đình Đạo, Nguyễn Quốc Khánh.
Công ty có trụ sở tại D4 tổ 22 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Đại diện theo pháp luật ông Nguyễn Quốc Khánh – Giám đốc Công ty.
Vốn điều lệ của công ty khi thành lập là 700.000.000 đồng, trong đó ông Hiếu góp 250.000.000 đồng, tương ứng với 35,71% vốn điều lệ; ông Khánh góp 437.500.000 đồng , chiếm 62,5% vốn điều lệ, ông Đạo góp 12.500.000 đồng chiếm 1,78% vốn điều lệ.
Tuy nhiên trên thực tế, vốn của công ty do ba cổ đông góp chỉ là 280.000.000 đồng. Cụ thể ông Khánh góp 175.000.000 đồng = 62,5%; ông Hiếu góp 100.000.000 đồng = 35,7%; ông Đạo góp 5.000.000 đồng = 1,78 trên tổng số vốn góp thực tế.
Khi bắt đầu hoạt động, công ty có mua bốn thiết bị chính là gồm: máy cắt dây 1 – trị giá 88 triệu đồng, máy cắt dây 2 – trị giá 136.500.000 đồng, ổn áp 8 triệu, máy hàn 2.000.000 đồng. Tổng cộng 235.000.000, còn lại 45 triệu làm vốn lưu động. Trong quá trình hoạt động, công ty có mua thêm một số trang thiết bị như bàn ghế, máy vi tính, máy fax v.v… trị giá 42.321.434 đồng.
Tháng 09/2003, ba cổ đông công ty phát sinh mâu thuẫn và đưa phương án chia tách công ty. Ông Khánh đồng ý mua lại số cổ phần của ông Hiếu, ông Đạo và còn bỏ ra thêm 30 triệu tiền giá trị tài sản vô hình. Nhưng sau đó các bên đã không thực hiện.
Ngày 02/02/2004, ông Khánh có thông báo tới các cổ đông đề nghị giải thể công ty.
Ngày 07/02/2004, Đại hội cổ đông công ty họp bàn về vấn đề rút vốn và thống nhật định giá lại toàn bộ tài sản của công ty theo giá thị trường. Ngày 08/02/2004, ba cổ đông đã tiến hành tự định giá và xác nhận giá trị tài sản cố định của công ty, tính đến ngày 08/02/2004, là 236.720.000 đồng.
Này 15/02/2004 Đại hội cổ đông họp lần 3. Tại cuộc họp này, các bên đồng ý để ông Khánh rút vốn khỏi công ty. Việc rút vốn được thực hiện theo bảng phân chia tài sản đã lập. Cụ thể ông Khánh được nhận 8 mục trị giá 16.470.000 đồng, ông Hiếu và ông Đạo được nhận 16 mục trị giá 86.350.000 đồng. Đồng thời  khi hoàn tất việc di chuyển, ông Khánh phải làm các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh người đại diện theo pháp luật của công ty.
Ngày 17/02/2004, ông Khánh ra quyết định cách chức và buộc thôi việc kế toán trưởng công ty, không thông qua Đại hội cổ đông.
Ngày 05/05/2004, ông Khánh ký biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà tại 28 đường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Ngày 31/05/2004, ông Khánh đã dich chuyển toàn bộ tài sản của công ty ra khỏi địa điểm thuê và trả lại nhà cho bên thuê. Phần tài sản chia cho ông Hiếu cũng được ông Khánh mang đi.
Ngày 04/08/2004, ông Hiếu và ông Đạo có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án buộc ông Khánh phải trả Công ty EDM gồm các khoản:

  • Toàn bộ giá trị tài sản ông Khánh đã lấy của công ty là 232.820.000 đồng được kê khai trong bảng phân chia tài sản đã lập ngày 15/-2/2004.
  • Trả số tiền để trong két sắt của công ty là 9.300.000 đồng.
  • Bồi thường thiệt hại cho công ty do việc tự ý lấy đi máy móc, tự ý ngừng sản xuất, tự ý cắt hợp đồng thuê nhà và số tiền bồi thường được tính từ ngày 18/02/2004, là ngày công ty bị ngừng sản xuất, đến ngày 30/09/2004 là 87.254.208 đồng.
  • Ông Khánh phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của khách hàng đối với công ty là 16.070.039 đồng.
  • Ông Khánh phải khôi phục lại chức kế toàn trưởng để giải quyết những công việc liên quan đến kế toán công ty.
  • Ông Khánh phải làm các thủ tục thay đổi thành viên và thay đổi người đại diện theo pháp luật như đã cam kế trong các cuộc họp Đại hội cổ đông.
  • Chịu trách nhiệm về khoản tiền phạt (nếu có) của cơ quan thuế trong việc chậm nộp báo cáo năm 2004.
             (còn tiếp)
Bình luận: "
Sau khi thành lập công ty, các thành viên cần góp vốn đầy đủ theo phần vốn góp đã đăng ký. Nếu bên nào chưa góp cần phải có văn bản xác định rõ số vốn chưa góp thuộc loại gì (nợ góp vốn hay phần vốn chào bán). Điều này tránh dẫn đến việc các thành viên tranh chấp về vốn góp và các nghĩa vụ về vốn góp của các thành viên công ty sau khi đã đăng ký kinh doanh và  thành lập công ty".
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông


 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê