Các quyền của đồng tác giả theo quy định của pháp luật
Thứ sáu, 21-11-2014 , 09:44:00 AM
Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************
+ Các quyền của đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 736 Bộ luật dân sự thì các đồng tác giả là chủ sở hữu chung đối với tác phẩm. Với tư cách là đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, do vậy đồng tác giả được hưởng những quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với tác phẩm do họ cùng sáng tạo ra theo quy định tại Điều 738 Bộ luật dân sự.
+ Các quyền của đồng tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.
Đồng tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm phát sinh trong trường hợp các tác giả cùng sáng tạo ra tác phẩm, cồng trình theo nhiệm vụ được giao hoặc đồng tác giả cùng sáng tạo theo hợp đồng sáng tạo thuê. Đồng tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân và các quyền tài sản của tác giả theo quy định tại Điều 740 Bộ luật dân sự.
Đối với đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm cùng có quyền nhân thân của một tác giả đầy đủ:
- Cùng có quyền đặt tên cho tác phẩm;
- Cùng có quyền đồng thời đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
- Cùng được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;
- Cùng có quyền bình đẳng trong việc công bố, phổ biến hoặc cùng có quyền thoả thuận trong việc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của đồng tác giả;
- Có quyền thoả thuận trong việc cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của đồng tác giả;
- Cùng có quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm của đồng tác giả.
Về các quyền tài sản thì các đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm cùng được hưởng chung nhuận bút, khoản tiền thù lao khi tác phẩm của đồng tác giả được sử dụng; cùng được hưởng chung lợi ích vật chất từ việc cùng thoả thuận cho người khác sử dụng tác phẩm của đồng tác giả dưới các hình thức: Xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh. Đồng tác giả cùng thoả thuận trong việc cho người khác dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê tác phẩm đồng tác giả. Ngoài những quyền trên, đồng tác giả của tác phẩm cùng nhận giải thưởng đối với tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.
+ Đối với quyền của đồng tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, các đồng tác giả có quyền cùng thoả thuận đặt tên cho tác phẩm, cùng nhau đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; cùng được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm của đồng tác giả được công bố, phổ biến, sử dụng; cùng có quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm của đồng tác giả.
Ngoài các quyền nhân thân trên, đồng tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà họ là đồng tác giả:
- Cùng được hưởng chung nhuận bút;
- Cùng được hưởng khoản thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
- Cùng được hưởng giải thưởng đối với tác phẩm mà họ là đồng tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.
Điều 741 Bộ luật dân sự quy định: “Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì quy định tại Điều 740 của Bộ luật này được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác".
Theo quy định trên, đồng tác giả sáng tạo gồm các phần riêng biệt mà 'phần đó có thể tách ra để sử dụng độc lập thì mỗi người hưởng quyền tác giả đối với phần đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.
Theo quy định trên, đồng tác giả sáng tạo gồm các phần riêng biệt mà 'phần đó có thể tách ra để sử dụng độc lập thì mỗi người hưởng quyền tác giả đối với phần đó, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.
Sự cần thiết phải làm rõ khái niệm đồng tác giả. Căn cứ vào Điểm 8 trong mục “Giải thích thuật ngữ” của Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT thì “Tác phẩm đồng tác giả” là tác phẩm do hai hoặc nhiều tác giả sáng tạo. Và tại khoản 1 Điều 736 Bộ luật dân sự cũng có quy định: “Trong trường hợp nhiều người cùng sáng tạo tác phẩm thì họ là đồng tác giả tác phẩm đó”. Xét về mặt chủ thể của tác phẩm đồng tác giả, phải có ít nhất từ hai người cùng sáng tạo tác phẩm, công trình.
Về nội dung sáng tạo, đồng tác giả phải cùng thể hiện ý chí trong việc sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Tác phẩm đồng tác giả sáng tạo được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định và có tính nguyên gốc. Nội dung của tác phám thể hiện được mục đích và sự thống nhất ý chí của đồng tác giả trong việc sáng tạo ra tác phẩm, công trình. Tuy nhiên, nếu theo quy định tại khoản 2 Điều 755 Bộ luật dân sự đã viện dẫn ớ trên thì một tác phẩm do đồng tác giả sáng tạo gồm các phần riêng biệt có thể tách ra để sử dụng độc lập thì mỗi người có quyền sử dụng riêng biệt phần của mình và được hưởng quyền tác giả đối với phần đó. Vấn đề đặt ra ở đây là, khi một tác phẩm của đồng tác giả là một tác phẩm hoàn chỉnh vẫn tồn tại xét cả về nội dung và hình thức nhưng mỗi tác giả lại tách riêng phần của mình để sử dụng riêng hoặc chuyển giao phần của mình cho người khác sử dụng, có ảnh hưởng gì tới quyền của các đồng tác giả khác không?
Khoản 2 Điều 736 Bộ luật dân sự đã phân biệt tác phẩm đồng tác giả với những trường hợp mỗi đồng tác giả với tư cách độc lập có quyền sử dụng riêng biệt phần của mình và được hưởng quyền tác giả đối với phần đó. Quy định trên không làm triệt tiêu quan hệ đồng tác giả, kể cả trong trường hợp các đồng tác giả tự tách phần riêng biệt của mình. Bởi vì, tác phẩm đồng tác giả là một tác phẩm thống nhất, phần riêng biệt của mỗi tác giả sáng tạo đã hợp thành nội dung của tác phẩm đồng tác giả. Việc tách ra một phần riêng biệt, để sử dụng độc lập của mỗi tác giả không ảnh hưởng đến tác phẩm đồng tác giả. Vì phần riêng biệt của mỗi tác giả không phải là tác phẩm đồng tác giả. Như vậy, tác giả có quyền tách phần do mình sáng tạo trong nội dung tác phẩm đồng tác giả để sử dụng độc lập thì quyền của đồng tác giả không thay đổi đối với tác phẩm. Tuy nhiên, nếu các đồng tác giả thoả thuận sau khi tách ra từng bộ phận thì tác phẩm đồng tác giả không còn tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào khác. Hoặc trong trường hợp các đồng tác giả thoả thuận từng tác giả không được tách phần của mình để vế quyén tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học sử dụng độc lập thì tác phẩm vẫn thuộc sở hữu chung của đồng tác giả đó. Căn cứ phân biệt đồng tác giả với tập thể tác giả, chúng tôi đã phân tích làm rõ tại điểm 1, 2 mục II.
Luật sư Đức Anh
Luật sư Đức Anh
_________________
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam), và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411
CÁC TIN LIÊN QUAN
-
Phần 2: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và những vấn đề pháp lý
-
Tác phẩm văn học có được xem là tài sản chung của vợ chồng không?
-
Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền
-
Rủi ro lớn nhất về hợp đồng xây dựng là tính hiệu lực của hợp đồng
-
Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và những vấn đề pháp lý
-
Năng lực hành vi dân sự của cơ quan NN và của pháp nhân trong ký kết, thực hiện hợp đồng
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê