Thứ hai, 14-07-2014 , 04:30:00 PM

(Tiếp theo phần 1)

Mô hình pháp luật SHTT của Nga hiện hành được xác lập với Phần sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự 2006 (sửa đổi lần cuối có hiệu lực tháng 5 năm 2013) và một số luật chuyên biệt như Luật Sáng chế 1991, Luật Kiểu dáng công nghiệp 1991, Luật Bí mật kinh doanh 2004; một số văn bản có liên quan khác như Bộ luật Tố tụng Dân sự 2002, Bộ luật Xử phạt hành chính 2001, Bộ luật Hình sự 2001, Luật về các quy định hải quan 2010, Luật Bảo hộ cạnh tranh 2006... cũng như các văn bản dưới luật khác. Bộ luật Dân sự của Liên bang Nga đóng vai trò quan trọng trong viêc bảo hộ quyền SHTT. Phần I và II Bộ luật ghi nhận những quy định chung về quyền dân sự trong đó bao gồm quyền SHTT. Phần IV Bộ luật Dân sự ghi nhận các quy định nền tảng và nguyên tắc cơ bản của quyền SHTT. Các phần chuyên biệt về SHTT bao gồm Chương 70 về quyền tác giả; Chương 71 về quyền liên quan; Chương 72 về Patent...

b. Mô hình pháp luật SHTT dựa theo hình chóp nón với Bộ luật/Luật SHTT chuyên ngành thống nhất; vì trêcơ sở luật chuyên ngành sẽ ban hành các văn bản dưới luật hướng dn hoặc chi tiết hoá nội dung tương, ứng của luật chuyên ngành. Việc điều chỉnh các quan hệ SHTT không cósự tham gia của Bộ luật Dân sự, mặc dù bn chất dân sự của những quan hệ này đều được thừa nhận chung.
Mô hình này cũng có những đặc thù riêng bởi kỹ thuật lập pháp và sự chia nhóm các đối tượng điều chỉnh khác nhau bằng Luật SHTT chung với tư cách là văn bản cóhiệu lực cao nhất trong khung pháp luật SHTT.

Điển hình cho mô hình này là Pháp, Philipines, Srilanka với việc ban hành Bộ luật SHTT trên cơ sở các phần chuyên biệt điều chỉnh các đối tượng SHTT tương ứng: i) Pháp là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Pháp không quy định phần SHTT trong Bộ luật Dân sự mà ghi nhận nó trong luật chuyên ngành về SHTT. Bên cạnh nguồn pháp luật cơ bản - các văn bản quy phạm pháp luật, Pháp cũng áp dụng án lệ trong lĩnh vực SHTT. Văn bản pháp luật khung của Pháp là Bộ luật SHTT được sứa đối lần cuối năm 2012 với 2 phần - quyền tác giả, SHCN và nộp đơn tại lãnh thổ hải ngoại và vùng Mayotte với 8 chương mục (cụ thể hoá theo từng vấn đề). Ngoài Bộ luật SHTT, Pháp còn ban hành một số luật điều chỉnh các đối tượng chuyên biệt của quyền SHTT như Luật về nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ 1991, Luật Quyền tác giả và quyền liên quan trong xã hội thông tin 2006, Luật Chống hàng giả 2007... Trong từng lĩnh vực cụ thể, bên cạnh Bộ luật SHTT, Pháp ban hành Nghị định quy định chi tiết hóa từng phần riêng biệt của Bộ luật SHTT như Nghị định về bản quyền, Nghị định về nhãn hiệu hàng hoá, Nghị định về patent... Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn còn bao gồm các điều lệ, chỉ thị.... Điều lệ được ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết một chế định hoặc trình tự, thủ tục cụ thể. Chỉ thị hướng dẫn về một đối tượng SHTT nhất định. Như vậy, có thể nói rằng, khung pháp luật SHTT Pháp cũng tương tự như Việt Nam; sự khác biệt ở chỗ thiếu sự tham gia điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Bên cạnh đó, các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan Patent) của Pháp cũng được coi như các văn bản quy phạm cá biệt mang tính hướng dẫn, tham khảo cho những trường hợp tương tự.

c. Mô hình pháp luật SHTT phổ biến với việc ban hành các luật chuyên biệt bo hộ từng đi tượng của quyn SHTT như Luật về quyn tác giả, Luật về quyn liên quan, Luật về nhãn hiệu, Luật về Patent... hoặc Luật SHCN và Luật Bn quyn tác gi(điu chnh nhóm đối tượng SHTT theo 2 lĩnh vực truyền thống). Mi luật điu chnh một/một nhóm đi tượng SHTT riêng rẽ.

Minh chứng cho mô hình pháp luật SHTT này là: i) Hoa Kỳ ban hành các đạo luật chuyên biệt bảo hộ quyền SHTT. Luật Patent Hoa Kỳ hay còn gọi là Luật số 35 USC được thông qua năm 1952 và sửa đối lần cuối 2013. Luật số 35 USCquy định về sáng chế, về phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, về cạnh tranh, về thực thi quyền SHTT... Ngoài Luật số 35 ƯSC, Hoa Kỳ còn ban hành Luật Nhãn hiệu 15 USC, Luật Bản quyền 1976 17b ƯSC; Luật Bảo hộ giống cây trồng 7 ƯSC; Luật Bảo hộ thiết kế bố trí 1984...; ii) Anh là một quốc gia điển hình thuộc hệ thống thông luật. Pháp luật SHTT của Anh bao gồm các văn bản chuyên biệt bảo hộ từng đối tượng SHTT như Đạo luật thực thi bản quyền và nhãn hiệu 2002, Đạo luật nhãn hiệu hàng hoá 1938 (sửa đổi 1994), Đạo luật Patents năm 2004, Đạo luật giống cây trong 1997, Đạo luật về bản quyền, kiểu dáng và sáng chế 1988... Các quy định hướng dẫn bao gồm các điều lệ, chỉ thị (regulation, oder) quy định chi tiết một số nội dung của các đạo luật chuyên biệt. Ví dụ, luật chuyên biệt quy định một cách tổng  thể nhằm xác lập khung pháp luật cơ bản bảo hộ quyền SHTT đối với một đối tượng cụ thể (như nhãn hiệu chẳng hạn). Điều lệ quy định chi tiết các nội dung được ghi nhận trong quy định của luật chuyên biệt/ghi nhận những nội dung mang tính chuyên sâu hơn nữa về một chế định pháp luật cụ thể hoặc về một trình tự, thủ tục cụ thể (như trình tự thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu). Chỉ thị là văn bán điều chỉnh một khía cạnh pháp lý đối với một đối tượng của quyền SHTT chuyên biệt. Ngoài các văn bản luật và văn bản dưới luật, khung pháp luật SHTT của Anh còn được tạo lập bởi các án lệ của Toà chuyên biệt SHTT cũng như các quyết định (decision) của cơ quan Patent có thẩm quyền; iii) Singapore là một trong các nước Đông Nam Á bảo hộ quyền SHTT một cách hiệu quả. Singapore ban hành các đạo luật chuyên ngành như Luật về bản quyền 2006, Luật Bảo hộ giống cây trồng 2006, Luật về đăng ký kiểu dáng 2005, Luật về Patent 2005, Luật về nhãn hiệu 2005, Luật về chỉ dẫn địa lý 1998; iv) Hệ thống pháp luật SHTTcủa Nhật Bản chịu ảnh hưởng của pháp luật Đức. Tuy nhiên, ngoài ảnh hưởng của hệ thống châu Âu lục địa nói chung, pháp luật SHTT Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của hệ thống thông luật. Các đối tượng của quyền SHTT Nhật Bản được điều chỉnh chú yếu bởi các luật chuyên biệt như Luật Bản quyền tác giả 1970, sửa đổi lần cuối năm 2010, Luật Nhãn hiệu 1959, sửa đối lần cuối năm 2008, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh 1993, sửa đổi lần cuối năm 2011, Luật Mẫu hữu ích 1959, sửa đổi 2008, Luật Kiểu dáng 1959, sửa đổi lần cuối 2008, Luật Patents 1959, sửa đối lần cuối 2008, Luật thiết kế bố trí mạch tích hợp 1985, sửa đổilần cuối 2006, Luật Giống cây trồng 1998, sửa đổi lần cuối 2007; một số luật thực thi quyền SHCN đối với các đối tượng SHTT chuyên biệt.... Bên cạnh các văn bán luật, các văn bản hướng dẫn về nhãn hiệu, kiếu dáng, sáng chế được ban hành nhằm cụ thể hoá các đối tượng của quyền SHCN. Các văn bản này đóng góp vai trò không nhỏ nhằm bảo hộ hiệu quả các đối tượng của quyền SHCN tại một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như Nhật Bản. Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, các án lệ cũng cấu thành một phần quan trọng trong nguồn pháp luật SHTT Nhật Bản; v) Pháp luật SHTT Thái Lan được tạo lập từ các văn bản pháp luật khung như Luật Bản quyền 1994, Luật Nhãn hiệu 2000, sửa đổi lần cuối 2004, Luật patents,1979 sửa đổi lần cuối.

  1. Luật Thiết kế bố trí mạch tích hợp
  2.  Luật Giống cây trồng 1999, Luật Bí mật kinh doanh 2002... Bên cạnh các luật chuyên biệt, các văn bản dưới luật được ban hành bao gồm Điều lệ quy định cụ thể về chuyển giao quyền tác giả, về nhãn hiệu, vê đơn patents, về xét nghiệm patents, về yêu cầu bảo hộ patents, về phí, về lixăng, về thù lao tác giả patents... .
(Còn tiếp)

 Lê Mai Thanh(TC NN&PL)

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ kế toán, đăng ký logo, nhãn hiệu, dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111". 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê