Phân biệt hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự
Thứ sáu, 01-08-2014 , 05:03:00 PM
Tỷ phú Bill Gates, Chủ tịch của Microsoft, trong một lần phỏng vấn các ứng viên tuyển dụng đã đặt câu hỏi: “Theo các bạn đâu là yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày nay ? ” Một ứng viên đã trả lời: “Đó chính là tính chặt chẽ của hợp đồng”. Nhiều người khi đó đã nghi ngờ tính nghiêm túc trong câu trả lời của ứng viên này, nhưng Bill Gates không nghĩ vậy. Ông đã cho ứng viên này điểm tối đa và nhận anh ta vào làm việc.
Xét từ phương diện chức năng, Hợp đồng là công cụ phát triển đối với mỗi doanh nghiệp (DN). Hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động hay hợp đồng thương mại đều đặc biệt có ý nghĩa trong mỗi giao dịch tương ứng của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị có hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự hiện là 2 dạng hợp đồng được DN sử dụng thường xuyên và dễ có sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn vô tình này có thể dẫn đến các hệ quả pháp lý không mong muốn đối với DN. Vì vậy, nắm được những điểm chung của 2 loại hợp đồng này đồng thời tôn trọng một số đặc thù của từng loại hợp đồng sẽ đặc biệt có ý nghĩa đối với DN trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch nhằm đảm bảo mục đích của mình khi tham gia giao dịch.
Ảnh minh họa. Internet
Sự giống nhau giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự:
- Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;
- Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng;
- Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.
- Về hình thức của hợp đồng:
+ Một số hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có thể giao kết bằng miệng (thực hiện chủ yếu qua sự tín nhiệm, giao dịch được thực hiện ngay hoặc những giao dịch đơn giản, có tính phổ thông, đối tượng giao dịch có giá trị thấp);
+ Hoặc bằng văn bản (được thực hiện chủ yếu ở những giao dịch phức tạp, đối tượng của hợp đồng có giá trị lớn hoặc do pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản như: Vay tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm... (nhưng không có mục đích lợi nhuận). Đối với hình thức hợp đồng này tùy từng hợp đồng cụ thể pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng hoặc thị thực mới hợp lệ (như mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất...). Tuy nhiên nếu các bên không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý và không bị coi là vô hiệu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra những Trường hợp pháp luật không quy định bắt buộc phải công chứng thì các bên vẫn có thể thỏa thuận công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng nhằm làm cho hợp đồng có giá trị pháp lý cao. Các loại văn bản cũng được coi là hợp đồng nếu hai bên giao kết gián tiếp bằng các tài liệu giao dịch như: Công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và được sự đồng ý của bên kia với nội dung phản ảnh đầy đủ các nội dung chủ yếu cần có và không trái pháp luật thì được coi là hợp lệ.
+ Hợp đồng cũng có thể được giao kết bằng hành vi cụ thể: Thông thường đây là một dạng quy ước đã hình thành trên cơ sở thông lệ mà các bên đã mặc nhiên chấp nhận.
Các đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại:
- Về chủ thể giao kết hợp đồng: Đối với hợp đồng dân sự: Chủ thể là các cá nhân, tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân). Trong khi đó, đối với hợp đồng thương mại, vì mục đích là kinh doanh thu lợi, nên để đảm bảo về mặt quản lý Nhà nước cũng như trách nhiệm thương mại, chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân). Một số giao dịch thương mại đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải là pháp nhân. Như vậy, cần lưu ý về tư cách chủ thể khi thiết lập các giao dịch thương mại (tư cách thương nhân, tư cách pháp nhân, người đại diện hợp pháp…) nhằm tránh trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu do không hợp pháp về chủ thể.
- Về mục đích của hợp đồng: Hợp đồng dân sự nhằm mục đích tiêu dùng trong khi mục đích hướng tới của hợp đồng thương mại chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại. Việc xác định một hợp đồng có hay không mục đích kinh doanh thương mại có ý nghĩa đối với việc xác định văn bản pháp luật áp dụng điều chỉnh cho phù hợp (ví dụ hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn hay Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư…).
- Về một số điều khoản của hợp đồng: Một số điều khoản của hợp đồng thương mại có nhưng hợp đồng dân sự không có như: Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;…
- Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Đối với tranh chấp thương mại phát sinh, nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan tòa án hoặc trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên. Trong khi đó, đối với tranh chấp dân sự trọng tài không có thẩm quyền giải quyết mà các bên chỉ có thể đưa ra cơ quan tòa án.
- Một số giao dịch dân sự và giao dịch thương mại phổ biến đối với DN: Giao dịch dân sự: Hợp đồng thuê trụ sở; kho bãi; nhà xưởng; hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng mua trang thiết bị sử dụng nội bộ DN; hợp đồng xây dựng, sửa chữa…Giao dịch thương mại: Hợp đồng cung ứng dịch vụ; hợp đồng mua bán hàng hóa…
Trên đây là một số điểm giống và khác cơ bản giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại cũng như ý nghĩa thực tiễn của việc phân biệt 2 loại hợp đồng này./.
_____________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê