Thứ sáu, 22-03-2013 , 02:54:00 PM

1. Hình thức của hợp đồng

Theo điều 401 Bộ luật dân sự (BLDS), hợp đồng được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Điều đó phù hợp với thực tiễn cuộc sống nói chung cũng như hoạt động thương mại nói riêng. Điều đó cũng thể hiện nguyên tắc pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền tự do hợp đồng, quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng.
Vì nhiều lý do khác nhau, không phải khi nào cũng có thể ngồi với nhau để đàm phán và cùng ký vào giấy tờ. Tuy nhiên, nếu giao kết hợp đồng bằng văn bản thì rủi ro sẽ ít hơn, vì một mặt người ta có điều kiện suy nghĩ và kiểm tra lại những yêu cầu của mình cũng như của đối tác, mặt khác văn bản có giá trị chứng cứ rõ ràng hơn lời nói và hành động bởi “giấy trắng, mực đen” bao giờ cùng dễ dàng lưu lại về sau.

Cùng với sự phong phú của cuộc sống, cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin, khái niệm văn bản cũng được hiểu khá rộng, không phải lúc nào cũng là một văn bản để hai bên cùng ký vào mà hình thức thể hiện của nó ngày càng đa dạng hơn. Ví dụ:
Vé máy bay, vé xe bus, vé xem phim, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới, vận đơn, fax, dữ liệu điện tử...
Một vấn đề được giới luật gia nhiều nước quan tâm là trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được ký dưới hình thức nhất định, thí dụ phải bằng vãn bản, công chứng, chứng thực..., thì hình thức có phải là điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực hay không?
Trừ Cộng hòa liên bang Đức, thông lệ chung trên thế giới đều không cho rằng hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào hình thức. Hình thức bắt buộc của hợp đồng chỉ có giá trị đối kháng với các bên thứ ba và giá trị chứng cứ. Đối với một hợp đồng, quan trọng là đã có một thỏa thuận được hình thành. Các bên có thể sử dụng mọi chứng cứ để chứng minh một hợp đồng đã hình thành.
Ví dụ: A và B là thương nhân thuộc hai nước khác nhau. A gửi cho B một bản chào hàng bao gồm đầy đủ nội dung của một hợp đồng, trong đó có điều khoản thanh toán theo phương thức L/C (tín dụng thư). B không trả lời nhưng lại mở một L/C hợp lệ theo đứng thời gian và nội dung trong bản chào hàng của A. Thực tiễn xét xử của Tòa án và Trọng tài của nhiều nước công nhận giữa A và B đã hình thành một thoả thuận - một hợp đồng mua bán hàng hoá. Dù hai bên chưa có một văn bản hợp đồng như pháp luật quy định, những bản chào hàng của A và hành vi mở L/C của B được coi là đã cấu thành ruột hợp đồng mua bán hàng hoá.

Theo pháp luật Việt Nam, cho đến khi BLDS có hiệu lực, nếu pháp luật quy  định hợp đồng phải được giao kết dưới một hình thức nhất định, thì hình thức đó là điều kiện hiệu lực của hợp đồng.

2.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định khác, hợp đồng được xem là có hiệu lực vào thời điểm giao kết, điều 405 BLDS. Các bên có thể thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng theo rất nhiều cách thức đa dạng khác nhau, ví dụ:
♦    Hợp đồng cố hiệu lực vào một thời điểm sau khi giao kết, ví dụ 30 ngày sau khi ký hợp đồng.
♦    Hợp đồng có hiệu lực trong một thời hạn nhất định, ví dụ trong vòng 1 năm kể từ ngày được giao kết, quá thời hạn đó hợp động hết hiệu lực.
♦    Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi một bên đã trả trước một phần tiền hàng hoặc phí dịch vụ, hoặc khi một bên đáp ứng những điều kiện nhất định để cung ứng các hàng hóa, dịch vụ theo thỏa thuận, vídụ có thâm niên và quy mô kinh doanh nhất định trong một số lĩnh vực đấu thầu.
♦    Ràng buộc hiệu lực của hợp đồng vào những sự kiện pháp lý trong tương lai, ví dụ một hợp đồng thi công công trình cho một chủ xây dựng chỉ có hiệu lực nếu chủ xây dựng được một ngân hàng cấp bảo lãnh.
♦    Hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu nội dung của nó được phê duyệt bởi một cơ quan thứ ba, ví dụ bởi một cơ quan hành chính cấp phát ngân sách hoặc phê chuẩn bởi một nghị quyết của hội đồng quảntrị hoặc đại hội đồng cổ đông cho các mua sắm hoặc đầu tư quy mô  lớn.
♦    Hợp đồng phải tuân thủ những hình thức nhất định chỉ có hiệu lực khi đã đáp ứng các yêu cầu về hình thức đó, ví dụ đã được ỉập bằng văn bản hoặc văn bản đã được công chứng hoặc đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư Hoàng Ngọc Bính -Công ty Luật Á Đông

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê