Thứ sáu, 01-03-2013 , 06:45:00 PM

Dịch vụ pháp luật doanh nghiệp của Luật Á Đông giúp bạn An Toàn, An Tâm và An Phát trong kinh doanh
****************

(tiếp theo)

4.  Chấp nhận đề nghị
 

Đối tác sau khi nhận được một đề nghị có thể chấp nhận, im lặng, từ chối hoặc đưa ra những điều kiện sửa đổi, bổ sung. Trong ví dụ khách sạn bên Hồ Tây, sau khi B đưa ra đề nghị, A đã đồng ý cho B làm thử một số công đoạn để làm mẫu,đã cấp thẻ ra vào và cho phép nhân công của B làm việc tại công trường. Như vậy A đã chấp nhận nội dung mà B đề xuất, ít nhất với nội dung công đoạn làm thử.Hợp đồng thuê thi công phào chỉ với quy mô cho toàn bộ khách sạn có thể chưa được giao kết, song hợp đồng về phần việc làm thử cụ thể đã được hai bên thống nhất. Sự chấp nhận có thể là một tuyên bố bằng lời nói trực tiếp, thông qua điện thoại, email, fax, có thể là một hành vi cụ thể hoặc những cách ứng xử khác đủ cho thấy bên được đề nghị đã chấp nhận đề nghị của người đề xuất. Việc chấp nhận phải được hiểu là tuyệt đối và vô điều kiện, nghĩa là nội dung chấp nhận phải trùng hợp với toàn bộ nội dung của đề nghị như "ảnh phản chiếu qua gương" (điều  396 Bộ luật dân sự (BLDS). Trên thực tế, bên được đề nghị có thể tuyên bố chấp nhận cơ bản các điều kiện của bên đề xuất, song đưa ra các gợi ý và yêu cầu bổ sung, ví dụ yêu cầu lập hợp đồng thành 05 bản, đề nghị có người làm chứng ký vào hợp đồng, ghi thêm các trích dẫn cơ sở pháp luật vào phần đầu của hợp đồng... Trong những trường hợp ấy, nếu xét thấy ý chí chung muốn được ràng buộc bởi hợp đồng và các nội dung cơ bản của hợp đồng cụ thể đã được hai bên thống nhất,người ta có thể xem hợp đồng đã được giao kết.
 

5. Im lặng sau khi được đề nghị
 

Chấp nhận là hành vi trả lời của bên được đề nghị đối với bên đã đưa ra lời đề xuất; sự im lặng hoặc không hành động về nguyên tắc không thể được xem là hành vi chấp nhận. Tuy nhiên, nếu từ thói quen kinh doanh giữa các đối tác hoặc họ thỏa thuận cụ thể rằng im lặng nghĩa là đồng ý, trong những trường hợp đặc biệt ấy, có thể suy diễn đồng nghĩa với sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng,
(điều 404.2 Bộ luật dân sự). Ví dụ trong quan hệ giao hàng đã hình thành lâu dài, A thường đặt hàng và B tự động thực hiện các đơn đặt hàng đó mà không cần xác nhận lại có chấp nhận đơn hàng hay không. Dịp cuối năm, A lại đặt một lượng hàng lớn cho mùa mua sắm Tết. B im lặng, không từ chối, cũng không giao hàng vào ngày dự kiến. Theo pháp luật Việt Nam, nếu A và B có thỏa thuận rằng sau khi nhận được đơn đặt hàng của B, A im lặng nghĩa là đồng ý, trong trường hợp đó hợp đồng vẫn được xem như đã được xác lập và A phải có nhĩa vụ giao hàng (điều 404.2 Bộ luật dân sự). Theo giải thích pháp luật của tòa án các nước khác, đôi khi tòa án có thể còn đi xa hơn, cho rằng theo thói quen đã hình thành giữa A và B, im lặng trong các trường hợp này có thể được xem là sự chấp nhận giao kết hợp đồng, mặc dù các bên không có thỏa thuận rõ ràng về chuyện này.


6. Thời hạn chấp nhận

Sau khi nhận được đề nghị, người được đề nghị phải trả lời có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không trong một thời hạn nhất định. Có ba cách để xác định thời hạn đó:

♦    Trả lời ngay: Nếu các bên giạo dịch qua gặp gỡ đàm phán trực tiếp, hoặc giao dịch qua điện thoại, qua fax, email hoặc các phương tiện khác, bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận đề xuất của đối tác hay không (Điều 397.2 Bộ luật dân sự).

♦   Ấn định thời hạn trả lời cụ thể: Bên đề nghị cũng có thể ấn định một thời hạn trả lời cụ thể; quá hạn đó bên được đề nghị mới đồng ý với đề xuất được gửi tới thì sự chấp nhận này không có giá trị và được xem là một lời đề nghị mới. Hợp đồng chỉ được giao kết nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng trong thời hạn trả lời kể trên (Điều 397.1 Bộ luật dân sự).

♦    Thời hạn hợp lý: Nếu các bên không thể ấn định một thời hạn trả lời cụ thể, khi có tranh chấp xảy ra, tòa án có thể xác định một thời hạn hợp lý buộc bên được đề nghị phải trả lời.

 

7.Ý chí chung muốn ràng buộc bởi hợp đồng

Trong thực tiễn kinh doanh, việc phân biệt rạch ròi ai là người đề nghị, ai là người chấp nhận đôi khi rất khó, bởi trong quá trình đàm phán các bên đều có thể đưa ra đề xuất của mình, đều nhận được ý kiến của đối tác, và có thể cùng nhau chỉnh sửa các nội dung của hợp đồng. "Vừa thiết kế vừa thi công", không hiếm khi nội dung đàm phán vẫn đang tiếp tục, song các bên đã bắt đầu triển khai các công việc đầu tiên để thực hiện hợp đồng. Ví dụ A có một lô đất, B có tiềm lực tài chính, hai bên cùng hợp tác xây dựng một tòa nhà chung cư trên lô đất của A để bán hoặc cho thuê. A và B đàm phán về một Hợp đồng liên kết kinh doanh xây dựng và khai thác tòa nhà chung cư. Họ đã đồng ý về phương thức định giá đất và cách góp vốn của B, phương thức thuê thiết kế và xây dựng, phương thức tổ chức bán và cho thuê các căn hộ, song nhiều vấn đề khác vẫn đang được bàn tính. Trong khi đó, A đã bắt đầu giải tỏa mặt bằng để B tổ chức thi công. Một hợp đồng như vậy đã được xác lập do ý chí chung của các bên muốn cùng ràng buộc bởi hợp đồng, tuy rằng nhiều khía cạnh khác của sự hợp tác này vẫn đang được các bên thương thảo thêm.

Tác giả: Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ công chứng chứng thực, Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhDịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự (consular legalization in Vietnam),  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904 253 822 - 04.6681411"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê