Thứ ba, 17-06-2014 , 09:32:00 AM


Đồng thời, TNHS chỉ phát sinh khi một người thực hiện một tội phạm được quy định trong BLHS. Mặc dù được quy định khá rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên việc hiểu và giải thích nó hiện vẫn còn những điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất.
 
Đa số các quan điểm cho rằng, cơ sở của TNHS là cấu thành tội phạm, và cấu thành tội phạm là điều kiện cần và đủ của TNHS. Điều đó được lý giải bởi, để xác định một người có phạm tội hay không, tội đó là tội gì, hình phạt đặt ra như thế nào, cần xác định xem hành vi mà người đó thực hiện đã thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa? Khi hành vi của một người thực hiện thỏa mãn những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm tức là họ đã phạm một tội và phải chịu TNHS. Khi hành vi của một người thực hiện thỏa mãn những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể quy định trong BLHS thì họ đã phạm tội và phải chịu TNHS theo quy định đối với tội phạm cụ thể ấy. Từ đó, các tác giả của quan điểm này đi đến kết luận: cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của TNHS, là điều kiện cần và đủ của TNHS. Mặc dù đây là cách hiểu khá phổ biến, tuy nhiên có một số vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn.
 
Như chúng ta đã biết, cấu thành tội phạm ỉà tổng hợp những dấu hiệu chung có tỉnh đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự*, những dấu hiệu đó thuộc về bốn yếu tố: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm, cấu thành tội phạm như vậy là một khái niệm pháp lý và là vấn đề lý luận. Do đó, cấu thành tội phạm không thể là cơ sở của TNHS, bởi vì, một đặc điểm quan trọng của TNHS đó là TNHS là hậu quả pháp lỷ của việc thực hiện hành vi phạm tội. Hậu quả này chỉ phát sinh khi có người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự yêu cầu phải thực hiện10. Cơ sở của TNHS là cái làm phát sinh TNHS, không thể là một vấn đề lý luận hay một khái niệm pháp lý, mà phải là việc thực hiện hành vỉ phạm tội. Mặt khác, ngay trong Điều 2 BLHS hiện hành cũng quy định, cơ sở của TNHS phải là phạm một tội được quy định trong BLHS.
 
Vấn đề tiếp theo, cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tỉnh đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự, tức là chỉ gồm có các tội phạm được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS hiện hành (từ Điều 78 đến Điều 344). Trong cách giải thích cấu thành tội phạm là cơ sở của TNHS theo quan điểm trên là xác định xem hành vi đó đã thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể chưa? Như vậy, nếu coi cấu thành tội phạm là cơ sở của TNHS thì một người chỉ phải chịu TNHS khi hành vi của họ thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể. Trong khi đó, theo quy định của BLHS cũng như trên thực tế, TNHS được đặt ra đối với cả các trường hợp được quy định tại Phần chung của BLHS, như trường hợp chuẩn bị phạm một tội rất nghiệm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 17); phạm tội chưa đạt (Điều 18); hay đồng phạm (Điều 20). Những trường hợp này mặc dù chưa thỏa mãn những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể nhưng người thực hiện hành vi vẫn phải chịu TNHS. Do đó, nếu hiểu cơ sở của TNHS theo quan điểm trên có thể dẫn đến sự e ngại trong việc áp dụng pháp luật để truy cứu TNHS, dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
 
2. Từ những phân tích trên và theo tinh thần quy định tại Điều 2 BLHS hiện hành, chúng tôi cho rằng, cơ sở của TNHS là việc một người thực hiện một tội phạm (phạm một tội) được quy định trong BLHS. Quan điểm này có hai nội dung cơ bản:
 
Một là, cơ sở của TNHS là việc một người thực hiện một tội phạm. Cách hiểu này phù hợp với những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung và TNHS nói riêng. TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội, trách nhiệm này chỉ phát sinh khi có tội phạm xảy ra và một người chỉ phải chịu TNHS khi họ đã thực hiện một tội phạm (phạm một tội). Trong lý luận chung, nhà nước quy định trách nhiệm pháp lý (trong đó có TNHS) đối với chủ thể vi phạm pháp luật là: thứ nhất, trong quy phạm pháp luật, nhà nước đã đưa ra trước những cách xử sự có tính khuôn mẫu mà chủ thể được phép hoặc buộc phải lựa chọn khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đã được nhà nước dự liệu cho trường hợp đó; thứ hai, các chủ thể pháp luật (trong trạng thái bình thường) luôn hoạt động có lý trí (ý thức được việc làm của mình, nghĩa là có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình và hậu quả do nó gây ra cho xã hội và có thể tự lựa chọn cách xử sự trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định). Vì vậy, họ có đủ khả năng và phải chịu trách nhiệm về cách xử sự (hành vi) đã lựa chọn của mình. Nếu chủ thể lựa chọn cách xử sự trái với ý chí của nhà nước đã thể hiện trong quy phạm pháp luật (không lựa chọn cách xử sự mà nhà nước cho phép hoặc buộc phải thực hiện trong trường hợp đó), thì chủ thể phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, phải chịu trách nhiệm pháp lý.
 
Hai là, thực hiện một tội phạm được quy định trong BLHS được hiểu bao gồm cả những quy định ở Phản chung và cả các quy định trong Phần các tội phạm của BLHS. Tức là thực hiện một trong các tội phạm được quy định từ Điều 78 đến Điều 344 BLHS hoặc thực hiện hành vi thuộc các trường hợp đặc biệt như: chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội chưa đạt hay trường hợp đồng phạm.
 
Ở đây chỉ giới hạn cơ sở của TNHS là nguyên nhân phát sinh TNHS, dẫn đến một người phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi, đó chính là việc một người đã thực hiện một tội phạm được quy định trong BLHS. Còn việc xác định một người thực hiện một tội phạm (hay phạm một tội) lại là vấn đề khác, thuộc phạm trù khác.
 
Như vậy, việc hiểu đúng quy định của BLHS về cơ sở của TNHS sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, bảo đảm nguyên tác pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, loại trừ việc áp dụng nguyên tắc tương tự, tránh được việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội.

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111". Nguồn: Tạp chí NN&PL

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê