Đánh đập trẻ em bị xử lý hình sự như thế nào?
Thứ 3,, 13-12-2016 , 09:14:00 AM
Câu hỏi: Xin Quý luật sư trả lời giúp tôi một câu hỏi như sau: tổ chức cho trẻ em đi ăn xin rồi có hành vi đánh đập trẻ em bị xử lý ra sao?
Xin chân thành cám ơn Quý luật sư.
Trần Thành Ân (Hà Tĩnh)
Trả lời: Chúng tôi xin trả lời về câu hỏi của bạn như sau: tại Điều 110 Bộ luật hình sự quy định về tội hành hạ người khác. Theo đó, hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình như đánh đập, giam hãm,... ngoài ra những hành vi như đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc cũng là một trong những hình thức hành hạ người khác.
Về khung hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Trường hợp hành hạ người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Nếu hành hạ mà gây thương tích cho người bị hành hạ thì người phạm tội ngoài việc bị xử phạt theo Điều 110 BLHS, còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 BLHS.
Cụ thể như sau:
- Khoản 1: Thương tích từ 11% đến 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Khoản 2: Thương tích 31% đến 60% thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
- Khoản 3: Thương tích từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
- Khoản 4: Nếu chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
- Mặc dù tỉ lệ thương tích tương ứng với các khoản trên nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì người phạm tội bị xử lý ở khung hình phạt liền kề cao hơn.
- Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
- Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
- Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
- Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Có tổ chức;
- Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
- Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
- Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Ví dụ: Thương tích của người bị hại chỉ 11% nhưng người gây thương tích đối với trẻ em thì vẫn bị xử phạt theo khoản 2 của điều luật, tức bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “trẻ em” là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
CÁC TIN LIÊN QUAN
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê