Thứ 2,, 26-02-2018 , 06:51:00 AM

Ngày 30/10/2015, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp về hợp đồng tín dụng”, giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn; có trụ sở tại 193 -203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh; do ông Nguyễn Minh Tuân, Tổ trưởng Tổ thu hồi nợ làm đại diện theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.
Bị đơn: Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa; có trụ sở tại số 90 Quang Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng; do ông Bùi Quang Phi, Tổng Giám đốc Công ty làm đại diện.
 

NHẬN THẤY:

Theo đơn khởi kiện đề ngày 22/01/2009 và quá trình giải quyết vụ án, đại diện của nguyên đơn trình bày:
Ngày 31/7/2008, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (sau đây viết tăt là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - bên A) cho Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa (sau đây viết tắt là Công ty Hà Bách Khoa - bên B) vay số tiền là 194.946.000.000 đồng theo Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 52/HĐTD/SCB- ĐN/08, thời hạn vay 05 tháng, lãi suất vay 1,65%/tháng, đến ngày 31/10/2008 điều chỉnh chỉ còn 1,5%/tháng, lãi suất quá hạn còn 2,25%/tháng. Tài sản thế chấp để bảo đảm nợ vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại Lô A2.2 Khu dân cư số 1 Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 52/HĐTC/SCB- ĐN/08 ngày 31/7/2008. Tại Điều 15 của Hợp đồng tín dụng nêu trên, hai bên còn thỏa thuận “trường hợp bên B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn mà bên A phải yêu cầu Tòa án gỉảỉ quyết thu nợ thì bên B phải chịu thêm khoản tiền phạt là 5% trên số dư nợ gốc và lãi”.
Ngày 13/5/2009, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Công ty Hà Bách Khoa và Công ty cổ phần đầu tư Nhịp cầu Vàng đã ký Biên bản thỏa thuận chuyển nhượng tài sản mà Công ty Hà Bách Khoa đã thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn nêu trên cho Công ty cổ phần đầu tư Nhịp cầu Vàng; số tiền chuyển nhượng sẽ được chuyển vào tài khoản của Ngân hàng Sài Gòn để Công ty Hà Bách Khoa thực hiện việc trả các khoản nợ quá hạn.
Tính đến ngày 15/5/2009, Công ty Hà Bách Khoa đã trả cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (thông qua Công ty cổ Phần đầu tư Nhịp cầu Vàng tổng số tiền là 217.778.952.825 đồng. Trong đó:
+ Nợ gốc: 194.946.000.000 đồng;
+ Lãi quá hạn tính đến 13/5/2009: 12.462.526.500 đồng;
+ Phạt vi phạm hợp đồng (5% dư nợ gốc + lãi): 10.370.426.325 đồng.
Như vậy, Công ty Hà Bách Khoa còn nợ lãi quá hạn 01 ngày (ngày 14/5/2009) là 146.209.500 đồng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị Tòa án buộc Công ty Hà Bách Khoa trả số tiền lãi còn thiếu là 146.209.500 đồng.
Đại diện của bị đơn là ông Bùi Quang Phi trình bày:
Công ty Hà Bách Khoa thừa nhận có ký Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng thế chấp tài sản như Ngân hàng TMCP Sài Gòn trình bày.
Ngày 15/5/2009, Công ty cổ Phần đầu tư Nhịp cầu Vàng đã trả nợ cho Công ty Hà Bách Khoa và chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Hà Bách Khoa mở thường xuyên tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng và Ngân hàng này đã trích số dư nợ có của Công ty Hà Bách Khoa để trừ nợ với tống số tiền 217.778.952.825 đồng. Trong đó:
+ Nợ gốc: 194.946.000.000 đồng;
+ Lãi quá hạn tính đến 13/5/2009: 12.462.526.500 đồng;
+ Phạt vi phạm hợp đồng: 10.370.426.325 đồng.
Công ty Hà Bách Khoa thấy rằng việc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng trích trừ khoản tiền phạt 5% là 10.370.426.325 đồng là không đúng. Bởi vì khi ký hợp đồng tín dụng, phía Ngân hàng cho biết nếu Công ty Hà Bách Khoa không trả nợ đúng hạn thì Ngân hàng sẽ khởi kiện Công ty ra Tòa án để thu hồi nợ thì theo quy định của pháp luật, Công ty Hà Bách Khoa phải chịu lệ phí thi hành án là 5% của tổng số dư nợ gốc và lãi. Như vậy, Công ty Hà Bách Khoa đã bị Ngân hàng lừa dối vì người được thi hành án là Ngân hàng phải chịu tiền lệ phí thi hành án. Do đó, Công ty Hà Bách Khoa đề nghị Tòa án tuyên bố vô hiệu Điều 15 của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 52/HĐTD/SCB-ĐN/08 ngày 31/7/2008 và yêu cầu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng phải trả lại cho Công ty Hà Bách Khoa số tiền phạt là 10.370.426.325 đồng. Riêng khoản tiền lãi chậm trả 01 ngày (ngày 14/5/2009), sau khi đối chiếu với phiếu chuyển khoản từ Công ty Nhịp cầu Vàng vào tài khoản của Công ty Hà Bách Khoa tại Ngân hàng thì còn thiếu 01 ngày lãi với số tiền 146.209.500 đồng, Công ty Hà Bách Khoa chấp nhận trả và xin khấu trừ vào số tiền phạt 5%. Sau khi khấu trừ, số tiền mà Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng còn phải trả lại cho Công ty Hà Bách Khoa là 10.370.426.325 đồng - 146.209.500 đồng= 10.224.216.825 đồng.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 31/2009/KDTM-ST ngày 08/7/2009, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định:
“Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn về việc đòi Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa trả tiền lãi vay. Áp dụng Điều 474 Bộ luật dân sự. Buộc Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa phải thanh toán cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (thông qua Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng) số tiền một ngày lãi là 146.209.500 đồng. Chấp nhận yêu cầu của Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa về việc đòi Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn trả lại tiền phạt 5%.
Áp dụng Điều 132, Điều 135 và Điều 137 Bộ luật dân sự. Buộc Ngân hàng Thương mại cổ Phần Sài Gòn (thông qua Ngân hàng Thương mại cổ Phần Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng) phải trả lại cho Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa tiền phạt 5% là 10.370.426.325 đồng được cổ trừ vào khoản tiền lãi mà Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa còn nợ Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn là 146.209.500 đồng, số tiền phạt còn lại buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (thông qua Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Chỉ nhánh Đà Nẵng) phải trả lại cho Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa 10.224.216.825 đồng. Như vậy, Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa đã thi hành xong khoản tiền 146.209.500 đồng đối với Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Sài Gòn (thông qua Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Đà Nẵng)... ”.
Bản án còn tuyên án phí, lãi suất chậm trả và quyền kháng cáo.
Ngày 14/7/2009, Ngân hàng TMCP Sài Gòn có đơn kháng cáo.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 01/2009/KDTM-PT ngày 12/10/2009, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng quyết định: “Hủy Tòan bộ án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 31/2009/KDTM-ST ngày 08/7/2009 của Tòa án nhân dân thành phô Đà Nẵng. Chuyên hô sơ cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng để giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung”.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 63/2009/KDTM-ST ngày 16/12/2009, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã quyết định:
“1. Áp dụng Điều 474 Bộ luật dân sự. Buộc Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa phải thanh toán cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn số tiền một ngày lãi là 146.209.500 đồng.
2. Áp dụng điều 407 Bộ luật dân sự.
- Tuyên bố vô hiệu Điều 15 Hợp đồng tín dụng số 52/HĐTD/SCB-DN/08 ngày 31/7/2008.
- Buộc Ngân hàng Thương mại cồ phần Sài Gòn phải trả lại cho Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa khoản tiền phạt 5% là 10.370.426.325 đồng.
3. Khấu trừ các khoản tiền nói tại điểm 1 và 2 nêu trên, số tiền phạt còn lại buộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn phải trả lại cho Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa là 10.224.216.825 đồng...
Bản án còn tuyên án phí, lãi suất chậm trả và quyền kháng cáo.
Ngày 21/12/2009, Ngân hàng TMCP Sài Gòn có đơn kháng cáo.
Ngày 25/12/2009, Công ty Hà Bách Khoa có đơn kháng cáo.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 39/2010/KDTM-PT ngày 02/8/2010, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã quyết định:
- Áp dụng Điều 9 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Điều 342, 349, 389, 471, 422 Bộ luật dân sự và Điều 301 Luật thương mại.
Bác yêu cầu phản tố của bị đơn đòi nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn phải trả cho Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa số tiền 10.370.426.325 đồng.
Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa phải trả cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn khoản tiền còn thiếu là 146.209.500 đồng...”.
Bản án còn tuyên án phí và lãi suất chậm trả.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa có nhiều đơn đề nghị xem xét lại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 39/2010/KDTM-PT ngày 02/8/2010 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Kháng nghị số 37/2013/KDTM-KN ngày 18/7/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 39/2010/KDTM-PT ngày 02/8/2010 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng; giao hồ sơ vụ án cho Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với Kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
 

XÉT THẤY:

Theo quy định tại Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004); Điều 17 Quyết định số 1627/2010/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định: “Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận"; khoản 4 Điều 1 Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13 Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN có quy định: “Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thoả thuận trên cơ sở quy định của pháp luật ”.
Ngày 07/7/2008, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 678/VPCP- KTTH thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý tiếp tục thực hiện Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 về cơ chế lãi suất phạt quá hạn. Lãi suất phạt quá hạn ở đây phải được hiểu chính là lãi quá hạn do “Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tố chức tín dụng chuyên tòan bộ số dư nợ sang nợ quá hạn ”; “Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng". (khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 11 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001).
Về vấn đề này Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn tại Phần 1.3 mục 1 Văn bản số 1335/NHNN-CSTT ngày 22/02/2010 về việc phạt chậm trả đối với trường hợp nợ quá hạn thì “Các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001; theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn do Tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay".
Ngoài các quy định nói trên, không có quy định nào, kể cả quy định trong Bộ luật dân sự cho phép phạt nhiều lần về cùng một vi phạm trong hợp đồng tín dụng. Vì nếu cho phép phạt nhiêu lần thì quy định phạt lãi do quá hạn không được vượt quá 150% không còn ý nghĩa thực tiễn.
Điều 15 Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 52/HĐTD/SCB-ĐN/08 ngày 31/7/2008 ký giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn (bên A) và Công ty Hà Bách Khoa (bên B) quy định: “Trường hợp hên B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn mà bên A phải yêu cầu Tòa án giải quyết thu nợ thì bên B phải chịu thêm khoản tiền phạt là 5% trên số dư nợ gốc và lãi”. Thỏa thuận này của các bên là trái với quy định của pháp luật vì việc các bên thỏa thuận tại Điều 3 của Hợp đồng tín dụng "lãi suất nợ quá hạn: 150% X lãi suất trong hạn”, về bản chất lãi suất nợ quá hạn đã là một biện pháp phạt vi phạm hợp đồng, nên tại Điều 15 của Hợp đồng nêu trên, các bên còn thỏa thuận bên vay "phải chịu thêm khoản tiền phạt là 5% trên số dư nợ gốc và lãi” là phạt chồng phạt và lãi chồng lãi, Tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty Hà Bách Khoa phải thanh Toán cho Ngân hàng khoản tiền này là không đúng pháp luật.
Mặt khác, nếu xác định Điều 15 của Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 52/HĐT/SCB-ĐN/08 có hiệu lực thì việc ngày 15/5/2009, Ngân hàng tự trích số dư nợ có của Công ty Hà Bách Khoa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh Đà Nẵng để thu khoản tiền phạt (5%) trên số dư nợ gốc và lãi với số tiền 10.370.426.325 đồng cũng là không đúng với thỏa thuận của các bên tại Điều 15 của Hợp đồng tín dụng.
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều 297, Điều 299 của Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011),
 
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 39/2010/KDTM-PT ngàỵ 02/8/2010 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn với bị đơn là Công ty cổ phần tập đoàn Hà Bách Khoa.
2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111" 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê