thứ hai, 11-07-2016 , 03:25:00 AM

Câu hỏi: Rất mong các luật sư tư vấn giúp tôi một vấn đề sau: công ty chúng tôi bán hàng cho một người nước ngoài cư trú tại Đức, chúng tôi đã chuyển hàng đã lâu nhưng người mua hàng chưa trả hết tiền, hiện nay còn thiếu hơn 700.000.000 đồng. Cách đầy 10 tháng, khi trao đổi trên facebook, người này hứa trả cho chúng tôi tôi số tiền còn thiếu, nhưng đến nay đã gần một năm, người nước ngoài này vẫn chưa trả và đồng thời không trả lời thư facebook cũng như email của chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thông tin địa chỉ và bản sao hộ chiếu của người này. Chúng tôi muốn khởi kiện này ở Tòa án để đòi nợ, nhưng không rõ chúng tôi có thể kiện người đó ở Việt Nam để đòi nợ không?
Xin chân thành cám ơn các luật sư
Hoàng Anh (Đống Đa, Hà Nội)

Trả lời:  Chúng tôi trao đổi về câu hỏi của bạn như sau: Vì trong thư bạn không nói rõ là việc mua bán hàng hóa giữa công ty bạn và khách hàng người Đức có lập thành hợp đồng (văn bản), trong đó có thỏa thuận về Luật áp dụng và lựa chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi xảy ra tranh chấp hay không? Do đó, chúng tôi tư vấn cho bạn về hai trường hợp có thể xảy ra như sau:

Trường hợp thứ nhất là nếu hai bên có thoả thuận thì theo sự thỏa thuận giữa các bên. Chẳng hạn, hai bên lựa chọn Luật áp dụng là pháp luật của nước Đức và cơ quan giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Paris hoặc Việt Nam thì việc tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền của các Trung tâm tố tụng này.

Trường hợp thứ hai là nếu hai bên không có thỏa thuận về luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp thì các bạn có quyền khởi kiện tại tòa án Việt Nam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án cấp tỉnh nơi công ty bạn có trụ sở chính do vụ án này có yếu tố nước ngoài.

Về trình tự thủ tục, khi đã thụ lý vụ án, tòa án đã thực hiện việc ủy thác tư pháp thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp hoặc cùng Việt Nam gia nhập điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này (cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài là Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán; cơ quan tiến hành tố tụng dân sự ở nước ngoài là Tòa án nước đó).

Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch số 15/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao về về xử lý kết quả ủy thác tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài gồm có các trường hợp:

  • Trường hợp tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo việc tên, địa chỉ, thông tin cá nhân của người cần tống đạt không đúng hoặc người cần tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới hoặc người cần tống đạt vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về, thì tòa án tiếp tục tiến hành ủy thác tư pháp lần thứ hai nếu xác minh được đúng địa chỉ, tên và thông tin cá nhân chính xác của đương sự ở nước ngoài.
  • Trường hợp việc thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vẫn không có kết quả mặc dù Tòa án đã tiến hành mọi biện pháp để xác minh địa chỉ, tên và thông tin cá nhân của đương sự ở nước ngoài nhưng vẫn không xác định được thông tin chính xác thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Trường hợp Tòa án nhận được kết quả thực hiện ủy thác của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về việc người được tống đạt đã nhận được văn bản ủy thác tư pháp hoặc người được tống đạt từ chối nhận, thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc theo thủ tục chung.
  • Trường hợp vụ việc dân sự không thể thực hiện được việc ủy thác tư pháp do Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế hoặc không áp dụng được nguyên tắc có đi có lại, thì tòa án đã thụ lý vụ việc tiến hành thủ tục niêm yết công khai hồ sơ ủy thác tư pháp tại trụ sở Tòa án, UBND cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của đương sự được ủy thác tư pháp (nếu có) trong thời hạn sáu tháng và đăng trên báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương (kênh sóng dành cho người nước ngoài) ba lần trong ba ngày liên tiếp. Nếu hết thời hạn này mà không có tin tức của đương sự ở nước ngoài thì tòa án tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung.

Từ trình tự theo quy định nói trên, tuỳ theo việc kết quả ủy thác tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài mà tòa án giải quyết vụ án theo quy định nêu trên. Bạn có thể tham khảo các trường hợp trên để áp dụng cho vụ việc của công ty mình.

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111"

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê