Khái niệm hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015
Thứ 4, 10-05-2017 , 01:21:00 PM
Có thể nói, hợp đồng là giao dịch phổ biến nhất trong đời sống xã hội và là căn cứ cơ bản làm phát sinh nghĩa vụ.
Trên thực tế, hợp đồng tồn tại vô cùng phong phú, đa dạng như hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, vay, cho thuê, dịch vụ, bảo hiểm, gửi giữ, ủy quyền... Hợp đồng có thể được tồn tại dưới hình thức miệng hoặc bằng văn bản. Hợp đồng theo định nghĩa tại điều luật (Điều 385 BLDS năm 2015) được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, muốn được công nhận là hợp đồng thì thỏa thuận phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, Phải có ít nhất hai bên chủ thể
Khác với giao dịch là hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một bên chủ thể như di chúc, hứa thưởng; hợp dồng phải lả sự thể hiện ý chí của ít nhất hai lên chủ thể. Cần lưu ý rằng ở dây có sự tham gia của hai bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng chứ không phải là hai người vì mỗi bên có thể bao gồm một hoặc nhiều người. Thông thường, một hợp đồng bao gồm hai bên nhưng cũng có những hợp đồng có thể bao gồm ba, bốn bên... được gọi chung là hợp đồng đa phương.
Thứ hai, Phải có sự thống nhất ý chí giữa các bên
Không phải cứ có hai bên chủ thể bày tỏ ý chí thì có thể hình thành nên hợp đồng. Ví dụ: Bên bán đưa ra giá bán mà bên mua trả giá thấp hơn nhưng không được bên bán chấp nhận thì không thể hình thành nên hợp đồng. Hợp đồng chỉ có thể được hình thành nếu sự thỏa thuận của các bên đạt được đến sự thống nhất tức là ý chí của hai bên đã đồng thuận và cùng chấp nhận một hậu quả pháp lý sẽ hình thành khi hợp đằng được giao kết.
Thứ ba, Sự thỏa thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyềnn, nghĩa vụ dân sự.
Không phải mọi sự thỏa thuận và có sự thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên thì đều hình thành nên hợp đồng. Ví dụ như thỏa thuận kết hôn, thỏa thuận một cuộc hẹn... không phải là hợp đồng. Chỉ những thỏa thuận có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng.
So sánh với định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2005 có thể nhận thấy định nghĩa về hợp đồng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có một sự tiến bộ đáng kể. Nếu Điều 394 Bộ luật dân sự năm 2005 sử dụng thuật ngữ “Khái niệm hợp đồng dân sự” thì Điều 385 BLDS năm 2015 đã bỏ đi cụm từ “dân sự” và chỉ để “Khái niệm hợp đồng”. Định nghĩa này thể hiện sự tiến bộ và hợp lý bởi lẽ khái niệm hợp đồng vừa thể hiện sự ngắn gọn, súc tích vừa mang tính khái quát cao được hiểu là bao gồm tất cả các loại hợp đồng theo nghĩa rộng (hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, hợp đồng chuyển giao công nghệ...) chứ không chỉ là các hợp đồng dân sự theo nghĩa hẹp đơn thuần. Quy định này. cũng tạo sự thống nhất, tránh sự chồng chéo của nội dung các văn bản và cũng thể hiện được sự bao quát của Bộ luật dân sự là đạo luật gốc của hệ thống luật tư.
Điều 386. Đề nghị giao kết hợp đồng
1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (saụ đây gọi chung là bên được đề nghị).
2. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Bình luận:
1. Để có được sự thống nhất ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng thì các bên cần phải bày tỏ ý chí với nhau thông qua quá trình giao kết hợp đồng. Quá trinh giao kết hợp đồng bao gồm hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
CÁC TIN LIÊN QUAN
-
Thay đổi trong thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
-
Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị vô hiệu trong dự thảo Bộ luật dân sự
-
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở có điều kiện như thế nào?
-
Phần 2: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và những vấn đề pháp lý
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê