Thời hiệu trong pháp luật dân sự
Thứ 2,, 10-02-2014 , 02:17:00 PM
Theo điều 154 Bộ luật dân sự (BLDS): “Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự”.
Theo điều 155 Bộ luật dân sự, có 4 loại thời hiệu là:
* Thời hiệu hưởng quyền dân sự, nếu hết thời hiệu thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
Ví dụ: A đã mua một ngôi nhà của B. Đó là ngôi nhà B được thừa kế. Khi mở thừa kế, B không biết là C cũng là người đồng thừa kế của ngôi nhà đó. Tuy nhiên, thời điểm A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà là 11 năm sau thời điểm mở thừa kế. Theo điều 645 BLDS, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. C đã hết quyền khởi kiện chia di sản thừa kế, B trở thành người thừa kế duy nhất đối với ngôi nhà sau 10 năm kể từ ngày mở thừa kế. Hợp đồng giữa A và B có hiệu lực.
* Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, nếu hết thời hiệu thì chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: A mua ngôi nhà của B. Đó là ngôi nhà phải được phát mại để thi hành một bản án dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán nhà được giao kết sau 5 năm kể từ ngày bản án dân sự có hiệu lực. Theo điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án là 3 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, B được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ do thời hiệu đã hết, vì vậy hợp đồng mua bán nhà có hiệu lực.
* Thời hiệu khởi kiện, nếu hết thời hiệu thì mất quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. Theo điều 427 BLDS, thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng là 2 năm và theo điều 607 BLDS thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Ví dụ: A phải thanh toán tiền hàng cho B vào ngày 15 tháng 4 năm 2005, nhưng A đã không thanh toán. Thời hiệu khởi kiện sẽ chấm dứt vào ngày 15 tháng 4 năm 2007. Từ ngày 16 tháng 4 năm 2007, B sẽ mất quyền khởi kiện vì thời hiệu đã hết.
♦ Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, nếu hết thời hiệu thì mất quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết. Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự áp dụng theo các nguyên tắc của thời hiệu khởi kiện.
Đọc thêm: Thành lập công ty và vấn đề giải thích hợp đồng (phần 2)
Đọc thêm: Thành lập công ty và vấn đề giải thích hợp đồng (phần 2)
Về vấn đề thời hiệu khởi kiện, khi buôn bán với bạn hàng tại các nước khác cần chú ý có một số điểm khác biệt.
Thứ nhất, hầu hết pháp luật các nước không quy định thời hiệu khởi kiện, mà chỉ quy định thời hiệu. Điều đó có nghĩa là không ai bị mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ khi hết thời hiệu. Nếu bên có nghĩa vụ từ chối việc thực hiện nghĩa vụ thì Toà án sẽ không xem xét vụ kiện nữa. Nếu bên có nghĩa vụ không từ chối việc thực hiện nghĩa vụ thì Toà án vẫn phải giải quyết vụ kiện.
Thứ nhất, hầu hết pháp luật các nước không quy định thời hiệu khởi kiện, mà chỉ quy định thời hiệu. Điều đó có nghĩa là không ai bị mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ khi hết thời hiệu. Nếu bên có nghĩa vụ từ chối việc thực hiện nghĩa vụ thì Toà án sẽ không xem xét vụ kiện nữa. Nếu bên có nghĩa vụ không từ chối việc thực hiện nghĩa vụ thì Toà án vẫn phải giải quyết vụ kiện.
Ví dụ: A phải thanh toán tiền hàng cho B vào ngày 15 tháng 4 năm 2005, nhưng A đã không thanh toán. Thời hiệu theo quy định của pháp luật được áp dụng cho việc thanh toán này là 02 (hai) năm, chấm dứt vào ngày 15 tháng 4 năm 2007. Sau ngày 16 tháng 4 năm 2007, B khởi kiện yêu cầu đòi nợ. Nếu A không phản đối việc kiện vì hết thời hiệu, Toà án vẫn phải thụ lý đơn kiện và giải quyết vụ việc. Trường hợp A phản đối vụ kiện vì cho rằng thời hiệu đã hết, Toà án thường mở một phiên toà để xem xét thời hiệu đã hết hay chưa. Nếu Toà án cho rằng thời hiệu đã hết, Toá án sẽ ra quyết định chấm dứt vụ kiện. Nếu cho rằng thời hiệu chưa hết, Toà án sẽ phải giải quyết vụ kiện.
Thứ hai, vấn đề cách tính thời hiệu.Theo pháp luật Việt Nam hiện nay “thời hiệu được tính từ ngày quyền và lợi ích bị xâm hại”. Pháp luật hầu hết các nước quy định “thời hiệu được tính từ ngày người bị xâm hại biết về việc quyền và lợi ích của họ bị xâm hại”. Quy định này dựa trên nguyên tắc ưu tiên bảo vệ người bị hại. Không phải khi nào người bị hại cũng có thể biết được là họ đã bị xâm hại.
Ví dụ:
* Những người mua phải thực phẩm đã gây ra ngộ độc cũng không thể biết ngay là người sử dụng thực phẩm đó đã chịu tác hại của loại thực phẩm mà họ đã mua.
* Người mua thuốc chữa bệnh không bảo đảm tiêu chuẩn không thể biết ngay được những thiệt hại mà họ phải gánh chịu sau khi sử dụng.
Tác giả: Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
CÁC TIN LIÊN QUAN
-
Thay đổi trong thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
-
Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị vô hiệu trong dự thảo Bộ luật dân sự
-
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở có điều kiện như thế nào?
-
Phần 2: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai và những vấn đề pháp lý
-
Tác phẩm văn học có được xem là tài sản chung của vợ chồng không?
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê