Quyết định giám đốc thẩm số 20/2015/KDTM-GĐT
Thứ 2,, 26-02-2018 , 06:55:00 AM
Về việc "Tranh chấp hợp đồng tín dung" giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Công ty TNHH An Phúc
Ngày 16 tháng 10 năm 2015, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao, đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; có trụ sở tại số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; do ông Trang Nhân Hậu, Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 33/UQ-NHNT.PC ngày 10/3/2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Bị đơn: Công ty TNHH An Phúc; có trụ sở tại số 52/4 đường DT 743, khu phố Đông Tân, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; do ông Lê Quang Tín, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty làm đại diện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; có trụ sở tại số 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; do ông Trang Nhân Hậu, Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 33/UQ-NHNT.PC ngày 10/3/2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Bị đơn: Công ty TNHH An Phúc; có trụ sở tại số 52/4 đường DT 743, khu phố Đông Tân, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương; do ông Lê Quang Tín, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty làm đại diện.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
- Bà Triệu Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1967; trú tại số 1/14 Cách Mạng Tháng Tám, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông Nguyễn Minh Tấn, sinh năm 1954; trú tại 0.19 Lô G, chung cư Khu công nghiệp, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
- Công ty TNHH XD - TM - DV Nam Minh Long; có trụ sở tại số 46 đường D9, Khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh; do ông Nguyễn Minh Tấn, Giám đốc Công ty làm đại diện.
- Ngân hàng liên doanh Việt - Nga; có trụ sở tại số 85 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội; do ông Nguyễn Quang Duy làm đại diện theo Văn bản ủy quyền số 1452/QĐ-KTTLI ngàỵ 31/10/2011 của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng liên doanh Việt - Nga thành phố Hồ Chí Minh
NHẬN THẤY:
Theo đơn khởii kiện đề ngày 19/3/2010 của nguyên đơn - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì thấy:
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương (sau đây viết tắt là Ngân hàng Ngoại thương) cho Công ty TNHH An Phúc (sau đây viết tắt là Công ty An Phúc) vay theo các hợp đồng tín dụng:
(1) Hợp đồng tín dụng số 029BA07 ký ngày 09/10/2007 với hạn mức cho vay là 21 tỷ đồng, lãi suất 0,84%/tháng. Ngày 20/11/2007, hai bên ký Phụ lục hợp đồng số 01/PL/029BA07 điều chỉnh hạn mức cho vay là 53 tỷ đồng.
(2) Hợp đồng tín dụng số 043BA07 ký ngày 20/11/2007 với hạn mức 17,6 tỷ đồng, lãi suất 0,85%/tháng.
(3) Hợp đồng tín dụng số 056BA08 ký ngày 10/12/2008 với hạn mức 27 tỷ đồng (bao gồm dư nợ của Hợp đồng tín dụng số 043BA07 ngày 20/11/2007), lãi suất 12%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay trong hạn; đối với nợ lãi quá hạn, mức phạt quá hạn là 3% so với số nợ lãi quá hạn; thời hạn rút vốn tối đa 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, thời hạn cho vay là 03 tháng kể từ ngày rút vốn đến ngày bên vay trả xong nợ cho từng lần rút vốn. Vào các ngày 11/02/2009, 09/7/2009 và 30/9/2009, hai bên ký 3 Phụ lục hợp đồng số 01/PL/056BA08, 02/PL/056BA08 và 03/PL/056BA08 điều chỉnh thời hạn cho vay và lãi suất cho vay.
(4) Hợp đồng tín dụng số 057BA08 ký ngày 10/12/2008 với hạn mức 73 tỷ đồng (bao gồm dư nợ của Hợp đồng tín dụng số 029BA07 ngày 09/10/2007), lãi suất 12%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay trong hạn; đối với nợ lãi quá hạn, mức phạt quá hạn là 3% so với số nợ lãi quá hạn; thời hạn rút vốn tối đa 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, thời hạn cho vay là 03 tháng kể từ ngày rút vốn đến ngày bên vay trả xong nợ cho từng lần rút vốn. Vào các ngày 11/02/2009, 09/7/2009 và 30/9/2Ô09, hai bên ký 3 Phụ lục hợp đồng số 01/PL/057BA08, 02/PL/057BA08 và 03/PL/057BA08 điều chỉnh thời hạn cho vay và lãi suất cho vay.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay tại hai Hợp đồng tín dụng số 056BA08 và 057BA08 ngày 10/12/2008 nêu trên gồm:
- Quyền sử dụng 25.785 m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 365 QSDĐ/2004 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/11/2004 và 3.060,64 m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 381 QSDĐ/2004 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 30/11/2004 đều cho Công ty An Phúc.
- Tài sản gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình số 262442/CNCT do Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp ngày 26/12/2005 cho Công ty An Phúc.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương (sau đây viết tắt là Ngân hàng Ngoại thương) cho Công ty TNHH An Phúc (sau đây viết tắt là Công ty An Phúc) vay theo các hợp đồng tín dụng:
(1) Hợp đồng tín dụng số 029BA07 ký ngày 09/10/2007 với hạn mức cho vay là 21 tỷ đồng, lãi suất 0,84%/tháng. Ngày 20/11/2007, hai bên ký Phụ lục hợp đồng số 01/PL/029BA07 điều chỉnh hạn mức cho vay là 53 tỷ đồng.
(2) Hợp đồng tín dụng số 043BA07 ký ngày 20/11/2007 với hạn mức 17,6 tỷ đồng, lãi suất 0,85%/tháng.
(3) Hợp đồng tín dụng số 056BA08 ký ngày 10/12/2008 với hạn mức 27 tỷ đồng (bao gồm dư nợ của Hợp đồng tín dụng số 043BA07 ngày 20/11/2007), lãi suất 12%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay trong hạn; đối với nợ lãi quá hạn, mức phạt quá hạn là 3% so với số nợ lãi quá hạn; thời hạn rút vốn tối đa 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, thời hạn cho vay là 03 tháng kể từ ngày rút vốn đến ngày bên vay trả xong nợ cho từng lần rút vốn. Vào các ngày 11/02/2009, 09/7/2009 và 30/9/2009, hai bên ký 3 Phụ lục hợp đồng số 01/PL/056BA08, 02/PL/056BA08 và 03/PL/056BA08 điều chỉnh thời hạn cho vay và lãi suất cho vay.
(4) Hợp đồng tín dụng số 057BA08 ký ngày 10/12/2008 với hạn mức 73 tỷ đồng (bao gồm dư nợ của Hợp đồng tín dụng số 029BA07 ngày 09/10/2007), lãi suất 12%/năm, lãi suất nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay trong hạn; đối với nợ lãi quá hạn, mức phạt quá hạn là 3% so với số nợ lãi quá hạn; thời hạn rút vốn tối đa 12 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, thời hạn cho vay là 03 tháng kể từ ngày rút vốn đến ngày bên vay trả xong nợ cho từng lần rút vốn. Vào các ngày 11/02/2009, 09/7/2009 và 30/9/2Ô09, hai bên ký 3 Phụ lục hợp đồng số 01/PL/057BA08, 02/PL/057BA08 và 03/PL/057BA08 điều chỉnh thời hạn cho vay và lãi suất cho vay.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay tại hai Hợp đồng tín dụng số 056BA08 và 057BA08 ngày 10/12/2008 nêu trên gồm:
- Quyền sử dụng 25.785 m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 365 QSDĐ/2004 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/11/2004 và 3.060,64 m2 đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 381 QSDĐ/2004 do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cấp ngày 30/11/2004 đều cho Công ty An Phúc.
- Tài sản gắn liền với đất theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình số 262442/CNCT do Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp ngày 26/12/2005 cho Công ty An Phúc.
- Tài sản hình thành từ vốn vay: Toàn bộ hàng hóa là café, tiêu và các hàng nông sản khác như: mè, mì lát... trong kho của Công ty An Phúc.
- Tài sản thế chấp của bên thứ ba: Quyền sử dụng đất của ông Trần Hữu Hùng và vợ là bà Lê Thị Na theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 399368 (số vào sổ 801/2005/QĐ-ƯB) do ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cấp ngày 15/8/2005.
Ngoài ra, các khoản vay của Công ty An Phúc theo Hợp đồng tín dụng số 056BA08 và số 057BA08 nêu trên còn được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tọa lạc tại 1006 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh của ông Nguyễn Minh Tấn và bà Triệu Thị Mỹ Hạnh theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 028/TC/2009/VCBKCNBD ngàỵ 27/8/2009 giữa ông Tấn, bà Hạnh với Ngân hàng Ngoại thương. Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đã được bà Hạnh và ông Tấn góp vốn để hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH XD - TM - DV Nam Minh Long (sau đây viết tắt là Công ty Nam Minh Long) theo Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất số 38080 ngày 06/9/2007. Công ty Nam Minh Long đã đồng ý cho bà Hạnh, ông Tấn dùng tài sản trên thế chấp và chấp nhận từ bỏ mọi quyền lợi, không khiếu nại, khiếu kiện khi Ngân hàng Ngoại thương xử lý tài sản.
Ngân hàng Ngoại thương đã giải ngân theo nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng số 056BA08 và 057BA08 ký ngày 10/12/2008 nêu trên với Công ty An Phúc. Tính đến hết ngày 07/6/2011, Công ty An Phúc con nợ tổng số tiền là 119.005.847.184 đồng, trong đó: nợ gốc là 93.630.908.030 đồng, lãi trong hạn là 1.688.867.381 đồng, lãi quá hạn là 20.363.432.905 đồng, phạt do chậm trả lãi là 661.569.007 đồng, lãi vay do thu hồi tiền lãi đã hỗ trợ lãi suất là 2.661.069.861 đồng.
Do Công ty An Phúc không thanh toán các khoản nợ vay trên nên Ngân hàng Ngoại thương khởi kiện yêu cầu Tòa án xử buộc Công ty An Phúc phải trả toàn bộ nợ gốc, lãi, lãi quá hạn, phí phát sinh liên quan đến các Hợp đồng tín dụng nêu trên và lãi vay do thu hồi tiền lãi đã hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền là 119.005.847.184 đồng (tính đến hết ngày 07/6/2011) và toàn bộ các khoản lãi phát sinh từ ngày 08/6/2011 đến khi Công ty An Phúc thanh toán xong toàn bộ nghĩa vụ theo các hợp đồng tín dụng nêu trên. Nếu Công ty An Phúc không thanh toán được thì đề nghị phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Đại diện bị đơn (Giám đốc Công ty An Phúc) đang có lệnh truy nã của Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an.
Tòa án cấp sơ thẩm đã thông báo về việc thụ lý vụ án và triệu tập hợp lệ nhiều lần các thành viên còn lại của Công ty An Phúc nhưng các thành viên còn lại không gửi văn bản giải trình về vụ án, không cung cấp tài liệu, chứng cứ và không cử người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng tại Tòa án trong giai đoạn sơ thẩm. Sau khi xét xử sơ thẩm, các thành viên Công ty An Phúc đều có đơn kháng cáo nhưng Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương đã trả lại đơn kháng cáo với lý do các cá nhân này không phải là đương sự hoặc người đại diện họp pháp của Công ty An Phúc trong vụ án. Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu 05 thành viên còn lại của Công ty An Phúc phải cùng ký đơn kháng cáo và đơn phải có dấu của Công ty.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày:
- Ông Nguyễn Minh Tấn, bà Triệu Thị Mỹ Hạnh và Công ty Nam Minh Long (do ông Tấn làm đại diện): Thừa nhận có ký Hợp đồng ủy quyền cho ông Trần Nghĩa Đàm ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của ông Tấn, bà Hạnh tọa lạc tại số 1006 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh với Ngân hàng Ngoại Thương để bảo đảm cho khoản vay của Công ty An Phúc tại Ngân hàng Ngoại Thương. Tuy nhiên, ông Tấn, bà Hạnh và Công ty Nam Minh Long cho rằng trước khi ông Tấn, bà Hạnh bảo lãnh cho Công ty An Phúc thì Công ty này đang vay tiền của Ngân hàng Ngoại Thương bằng hai Hợp đồng tín dụng số 056BA08 và 057BA08 ngày 10/12/2008, tổng giá trị trên 93 tỷ đồng và được thế chấp bởi các tài sản khác, bao gồm: 2 thửa đất và tài sản gắn liền trên đất, tài sản hình thành từ vốn vay thuộc quyền sở hữu của Công ty An Phúc và thửa đất thuộc quyền sở hữu của ông Hùng, bà Na.Do có những tài sản bảo đảm này, ông Tấn, bà Hạnh và Công ty Nam Minh Long mới ký hợp đồng thế chấp nhà đất nêu trên bảo đảm cho các khoản vay của Công ty An Phúc trong thời hạn 05 năm kể từ ngày kỷ hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hợp đồng vay, Ngân hàng đã tự ý giải chấp tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất của ông Trần Hữu Hùng và bà Lê Thị Na, tài sản của Công ty An Phúc và làm thất thoát hàng hóa thế chấp là kho hàng cà phê do Công ty An Bình Phú quản lý.
Ngày 07/10/2010, ông Nguyễn Minh Tấn và bà Triệu Thị Mỹ Hạnh có đơn yêu cầu độc lập: Yêu cầu xử lý các tài sản thế chấp của Công ty An Phúc trước. Trong trường hợp tài sản của Công ty An Phúc chưa đủ thanh toán cho Ngân hàng thì ông Tấn, bà Hạnh và Công ty Nam Minh Long sẽ thực hiện nghĩa vụ bảo đảm của mình.
Ngày 04/3/2011, ông Nguyễn Minh Tấn, bà Triệu Thị Mỹ Hạnh có Đơn khởi kiện và ngày 08/03/2011 có đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện (bổ sung); theo đó, ông Tấn và bà Hạnh không đồng ý với yêu cầu của Ngân hàng Ngoại Thương về việc đòi nợ và xử lý tài sản bảo đảm là nhà, đất tại số 1006 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh, đồng thời đề nghị đưa những người tham gia thế chấp trước đây là vợ chồng ông Hùng, bà Na và Công ty An Bình Phú tham gia tố tụng.
Theo ông Trần Nghĩa Đàm trình bày thì ông là người đại diện của ông Tấn, bà Hạnh ký Hợp đồng thế chấp số 028/TC/2009/VCBICCNBD ngày 27/08/2009 với Ngân hàng Ngoại Thương để bảo đảm thanh toán một phần nợ cho Công ty An Phúc đối với hai Họp đồng tín dụng 056BA08 và 057BA08 ngày 10/12/2008, chứ không phải bảo đảm toàn bộ các khoản nợ của Công ty An Phúc. Ông Đàm yêu cầu được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Ngân hàng liên doanh Việt Nga (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Việt - Nga) trình bày: Tính đến ngày 31/5/2010 Công ty An Phúc còn nợ Ngân hàng Việt - Nga 38.100.000.000 đồng. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên là toàn bộ diện tích đất và nhà kho tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Các bên có lập hợpđồng thế chấp, nhưng hợp đồng chưa được công chứng, chứng thực vì tài sản thế chấp cho Ngân hàng Việt - Nga trước đây đã được Công ty An Phúc thế chấp cho Ngân hàng Ngoại Thương nhưng Công ty An Phúc chưa thực hiện đăng ký xóa thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Dương. Hiện nay, Ngân hàng Việt - Nga đang giữ các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng nhận quyền sở hữu công trình.
Ngân hàng Việt - Nga cho Công ty TNHH SX-TM-DV Vận tải Minh Chí (sau đây viết tắt là Công ty Minh Chí) do ông Đàm làm đại diện vay tiền. Sau đó, Công ty Minh Chí cho Công ty Nam Minh Long vay số tiền 60.000.000.000 đồng đế thực hiện Dự án Cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp Minh Long. Bảo đảm cho khoản vay này là nhà, đất thuộc quyền sở hữu của ông Tấn và bà Hạnh. Sau đó, tài sản này lại được thế chấp tại Ngân hàng Ngoại Thương. Ngày 22/12/2009, Ngân hàng Việt - Nga đã có buổi làm việc với Công ty Nam Minh Long, Công ty Minh Chí vì số tiền Công ty Minh Chí cho Công ty Nam Minh Long vay có nguồn gốc từ Ngân hàng Việt - Nga và Công ty Nam Minh Long đã đồng ý nhận nợ với Ngân hàng Việt - Nga đối với toàn bộ số tiền đã vay từ Công ty Minh Chí nên Ngân hàng Việt - Nga không đồng ý yêu cầu xử lý tài sản của Ngân hàng Ngoại Thương đối với nhà, đất thuộc quyền sở hữu của ông Tấn và bà Hạnh, vì tài sản này được hình thành từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Việt - Nga; không đồng ý yêu cầu của ông Nguyễn Minh Tấn, bà Triệu Thị Mỹ Hạnh về việc xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và toàn bộ nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất của Công ty An Phúc tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vì tài sản này đã thế chấp tại Ngân hàng Việt - Nga.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 15/2011/KDTM-ST ngày 08/6/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương.
Buộc Công ty TNHH An Phúc phải thanh toán cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương các khoản nợ tính đến hết ngày 07/6/2011, bao gồm:
Nợ gốc: 93.630.908.030 đồng.
Nợ lãi: + Lãi trong hạn: 1.688.867.381 đồng + Lãi quá hạn: 20.363.432.905 đồng + Tiền phạt chậm trả lãi: 661.569.007 đồng + Khoản tiền hỗ trợ lãi suất cần thu hồi: 2.661.069.861 đồng
Tổng cộng: 119.005.847.184 đồng.
Tiền lãi từ ngày 08/6/2011 trở đi được tiếp tục tính trên dư nợ gốc thực tế theo lãi suất = 150% X lãi suất cho vay trong hạn được quy định tại từng giấy nhận nợ cho đến khi Công ty TNHH An Phúc thanh toán hết nợ.
2. Chấp nhận yêu cầu độc lập của ông Nguyễn Mình Tấn, bà Triệu Thị Mỹ Hạnh về việc xử lý tài sản thế chấp của Công ty TNHH An Phúc.
3. Trường hợp Công ty TNHH An Phúc không thanh toán các khoản nợ trên thì Ngân hàng TMCP Ngoại Thưong Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ, bao gồm:
- Quyền sử dụng 25.785 m2 đất của Công ty An Phúc tại thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An (nay là phường Dĩ An, thị xã Dĩ An), tỉnh Bình Dương theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số s 016935, số vào sổcấp giấy 365 QSDĐ/2004 do UBND tỉnh Bình Dương cấp ngày 23/11/2004;
- Quyền sử dụng 3.060,64 m2 đất của Công ty An Phúc tại thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An (nay là phường Dĩ An, thị xã Dĩ An), tỉnh Bĩnh Dương theo Giấy chủng nhận quyền sử dụng đất số s 016955, sốvào sổ cấp giấy 381 QSDĐ/2004 do UBND tỉnh Bình Dương cấp ngày 30/11/2004;
- Tài sản gắn liền với đất: công trình xây dụng trên đất có diện tích 17.052m2 theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình số 262442/CNCT do Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp ngày 26/12/2005 cho Công ty An Phúc.
- Quyền sử dụng 3.012,4 m2 đất, thửa đất số 501, Tờ bản đồ sổ 104 (BĐĐC- 2005) và tài sản trên đất tọa lạc tại sổ 1006 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất số AK 486165, số vào sổ H 01212/27007 do UBND quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 05/9/2007 cho bà Triệu Thị Mỹ Hạnh.
Trường hợp phát mãi các tài sản trên của Công ty TNHH An Phúc mà vẫn không thu hồi đủ nợ cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam thì Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án phát mãi những tài sản khác của Công ty An Phúc (nếu có) để thu hồi nợ.
4. Tiếp tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 02/2010/QĐ-KCTT-KT ngày 06/10/2010 của TAND tỉnh Bình Dương cho đến khi thihành án xong hoặc có quyết định hủy bỏ hoặc thông báo khác của Tòa án.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương được nhận lại khoản tiền bảo đảm 500.000.000 đồng trong tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương ngay sau khi bản án này có hiệu lực pháp luật
Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.
Ngày 15/06/2011, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Minh Tấn, bà Triệu Thị Mỹ Hạnh và Công ty Nam Minh Long có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Tại Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 84/2012/KDTM-PT ngày 17/02/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: “Giữ nguyên bản án sơ thẩm”.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Minh Tấn, bà Triệu Thị Mỹ Hạnh, Công ty Nam Minh Long, Công ty TNHH An Phúc và Ngân hàng liên doanh Việt Nga có nhiều đơn đề nghị xem xét lại bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.
Tại Kháng nghị số 08/2015/KDTM-KN ngày 12/02/2015, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thấm số 84/2012/KDTM-PT ngày 17/02/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 15/2011/KDTM-ST ngày 08/6/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến nhất trí với quyết định kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
XÉT THẤY:
1/ Về tố tụng:Ngân hàng Ngoại thương khởi kiện yêu cầu phát mại tài sản tại địa chỉ 1006 Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh là tài sản của ông Tấn, bà Hạnh đã góp vốn vào Công ty Nam Minh Long và đang được xây dựng cao ốc Minh Long để cho thuê và bán căn hộ cho 14 cá nhân và tổ chức đã góp vốn. Ông Tấn (do bà Yến đại diện) có đơn yêu cầu đưa 14 người này vào tham gia tố tụng nhưng không được Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận và Tòa án cấp sơ thấm đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thi công cao ốc Minh Long là ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên Tòa án cấp sơ thẩm không đưa họ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thiếu sót, khó thi hành án.
Tài sản bảo đảm cho các khoản tiền vay của Công ty An Phúc theo các Hợp đồng tín dụng số 056BA08 và số 057BA08 ngày 10/12/2008, ngoài các tài sản của Công ty An Phúc và tài sản của ông Tấn, bà Hạnh còn có tài sản là nhà đất của ông Hùng, bà Na và 1400 tấn café của Công ty An Phúc đang do Công ty An Bình Phú bảo quản. Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì các tài sản này đã được Ngân hàng Ngoại thương giải chấp. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không đưa ông Hùng, bà Na vào tham gia tố tụng để làm rõ việc giải chấp tài sản của họ là thiếu sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác cũng có tài sản thế chấp.
Đối với việc tham gia tố tụng của các thành viên Công ty An Phúc: Do người đại diện theo pháp luật của Công ty An Phúc bỏ trôn và các thành viên Công ty không thống nhất được việc cử người đại diện tham gia tố tụng nên việc tham gia tố tụng của các thành viên Công ty là cần thiết. Tòa án cấp sơ thấm đã đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách đại diện của bị đơn. Nhưng khi họ thực hiện quyền kháng cáo (với việc đứng tên từng cá nhân) thì không được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận và yêu cầu họ phải đứng tên tập thể để thực hiện việc kháng cáo. Các thành viên Công ty An Phước đã thực hiện theo yêu cầu của Tòa án làm lại đơn kháng cáo nhưng Tòa án cấp phúc thấm vẫn không chấp nhận xem xét đơn kháng cáo của họ là không đúng pháp luật. Trong trường hợp này, khi Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án cần áp dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2015.
2/ Về nội dung:
- Việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên buộc Công ty An Phúc phải thanh toán tiền nợ gốc, lãi trong hạn và lãi quá hạn cho Ngân hàng Ngoại thương là có căn cứ, đúng pháp luật. Riêng đối với nợ lãi quá hạn, các bên thỏa thuận “mức phạt quá hạn là 3% so với số nợ lãi quá hạn” là không phù hợp, bởi thỏa thuận này vượt quá quy định về lãi được quy định tại khoản 5 Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương buộc Công ty An Phúc phải thanh toán khoản tiền này là không đúng.
Về việc xử lý tài sản thế chấp của Công ty An Phúc: Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thấm chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng Ngoại thương về việc xử lý các tài sản bảo đảm của Công ty An Phúc là có căn cứ, đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thấm không tuyên buộc Ngân hàng liên doanh Việt Nga phải trả lại Ngân hàng Ngoại thương các giấy tờ liên quan đến các tài sản này mà Ngân hàng liên doanh Việt Nga đang giữ là không đúng.
Về tài sản bảo đảm của ông Tấn, bà Hạnh và Công ty Nam Minh Long: Tài sản này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Tấn, bà Hạnh. Ông Tấn, bà Hạnh đã góp vốn vào Công ty Nam Minh Long. Công ty Nam Minh Long đồng ý để ông Tấn, bà Hạnh thế chấp các tài sản này cho Ngân hàng để bảo đảm cho các khoản vay của Công ty An Phúc. Ông Tấn, bà Hạnh đã ủy quyền cho ông Trần Nghĩa Đàm thực hiện việc thế chấp tài sản cho Ngân hàng Ngoại thương. Việc thế chấp tài sản này là tự nguyện. Hợp đồng thế chấp tài sản được công chứng và được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu Công ty An Phúc không trả hoặc trả không hết nợ cho Ngân hàng thì ông Tấn, bà Hạnh phải thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh theo hợp đồng thế chấp. Tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì trên đất có nhà 1 tầng, tường gạch, mái tole; nhưng nhà này không được thế chấp và theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện Công ty Nam Minh Long đang xây dựng cao ốc trên diện tích đất này và có nhiều người góp vốn để xây dựng hoặc để mua căn hộ, họ có yêu cầu được tham gia tố tụng nhưng không được Tòa án chấp nhận. Trong khi đó Tòa án lại có quyết định xử lý quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc Công ty An Phúc vay tiền Ngân hàng theo các Hợp đồng tín dụng nêu trên thì Công ty An Phúc phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ này. Do đó, khi giải quyết lại vụ án, Tòa án cần phải yêu cầu các bên đương sự xuất trình tài liệu, chứng cứ chứng minh để làm rõ về tài sản thế chấp của Công ty An Phúc. Chỉ trong trường hợp Công ty An Phúc không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán hết nợ cho Ngân hàng và việc xử lý tài-sản thế chấp của Công ty An Phúc không đủ thì mới được xử lý tài sản thế chấp của ông Tấn, bà Hạnh theo đúng quy định của pháp luật.
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011),
QUYẾT ĐỊNH:
1. Hủy Bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 84/2012/KDTM-PT ngày 17/02/2012 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 15/2011/KDTM-ST ngày 08/6/2011 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.2. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật./.
______________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....
______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"
CÁC TIN LIÊN QUAN
-
Quyết định giám đốc thẩm số 22/2015/KDTM Về việc "Tranh chấp hợp đồng tín dụng"
-
Nội dung phán quyết của tòa trọng tài về tranh chấp biển Đông (Phần 4)
-
Nội dung phán quyết của tòa trọng tài về tranh chấp biển Đông (Phần 3)
-
Nội dung phán quyết của tòa trọng tài về tranh chấp biển Đông (Phần 2)
-
Nội dung phán quyết của tòa trọng tài về tranh chấp biển Đông
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê