Thứ hai, 08-04-2013 , 09:21:00 AM

Không phải mọi công việc lúc nào cũng có thể “thông đồng bén giọt”, “trái gió trở trời” cũng là việc thường tình. Tuy nhiên, hợp đồng là “luật” của các bên, vì vậy nếu hợp đồng không được thực hiện theo thoả thuận thì người bị thiệt hại phải được bồi thường thoả đáng. Bộ luật dân sự không có quy định riêng về bồi thường thiệt hại về hợp đồng và từ hợp đồng phải áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự (từ điều 302 - điều 308 Bộ luật dân sự hiện hành). Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc chỉ bồi thường những thiệt hại thực tế và trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, việc bồi thường hợp đồng thường dựa trên 4 điều kiện cơ bản:
♦    Có vi phạm hợp đồng;
♦    Có lỗi của bên vi phạm;
♦    Có thiệt hại xẩy ra;
♦    Mối quan hệ nhân quả giữa vi phạm hợp đồng và thiệt hại xẩy ra.

 

Xem thêm:  Thành lập công ty xong thì ai được ký hợp đồng?

Thế nào là một vi phạm hợp đồng? Vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Vấn đề khá đơn giản để xác định thế nào là một vi phạm hợp đồng, nếu các thoả thuận trong hợp đồng đều rõ ràng mà các bên không hiểu khác nhau về từng điều khoản của hợp đồng. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp nếu thoả thuận của hợp đồng không rõ ràng.
Ví dụ: A đã gửi email cho B, một công ty chuyên cho thuê xe ô tô con với nội dung là "từ ngày 1 tháng 12 năm 2006 đến ngày 15 tháng 12 năm 2006 A có một chuyên gia nước ngoài đến làm việc tai Hà Nội và yêu cầu B cho thuê 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi B đã để 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ ngồi cho A sử dụng từ ngày 1 tháng 12 năm 2006 đến ngày 15 tháng 12 năm 2006 vì cho rằng A sẽ thuê xe cho cả thời gian mà chuyên gia ở Hà Nội. A không có ý định thuê xe cho cả 15 ngày mà chỉ định thuê theo công việc. Khi thanh toán tiền thuê, các bên đã phát sinh tranh chấp vì thoả thuận mỗi bên hiểu và giải thích việc thuê và cho thuê một cách khác nhau. Vì không có sự thoả thuận rõ ràng nên khi B nhận được 2 thông tin cơ bản là (1) chuyên gia sẽ làm việc 15 ngày và (2) A muốn thuê xe cho chuyên gia thì B cho rằng A phải trả tiền thuê cho thời gian là 15 ngày, hoặc ít nhất là trả tiền thuê cho thời gian thuê thực tế và bồi thường những thiệt hại mà B đã không sử dụng xe vào việc khác cho thời gian còn lại trong 15 ngày đó.
Về vấn đề lỗi, pháp luật một số nước không cho rằng lỗi là yếu tố để xác định bồi thường. Yếu tố quan trọng là đã có sự vi phạm hợp đồng, tức là đã có sự không thực hiện hợp đồng, hoặc thực hiện không đúng như thoả thuận trong hợp đồng. Ở những nước cho rằng lỗi là căn cứ để xác định bồi thường thiệt hại, thì đều quy định nghĩa vụ chứng minh có lỗi hay không là nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, khi xét xử tranh chấp, Tòa án và Trọng tài nhiều nước vẫn vận dụng “thuyết về lỗi” trong các trường hợp một bên không thực hiện được hợp đồng (bị coi là vi phạm) là do đối tác đã vi phạm trước nghĩa vụ của họ, như người mua đã không mở L/C (thư tín dụng) nên người bán không thể giao hàng.

(Xem tiếp phần 2)

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty
Luật Á Đông

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê