Thứ hai, 08-04-2013 , 09:43:00 AM

Tiếp theo:  Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng

Thiệt hại là những gì mà một bên bị mất đi và những gì đáng lẽ họ nhận được mà do có sự vi phạm hợp đồng của phía bên kia nên họ đã không thể nhận được. Thiệt hại bao gồm thiệt hại thực tế và những thiệt hại phát sinh.
Ví dụ: Do B giao hàng không đúng chất ìượng nên A đã phải mua hàng từ nơi khác với giá cao hơn và thời gian giao hàng chậm hơn.
Thiệt hại trực tiếp là giá hàng cao hơn mà A đã phải trả. Thiệt hại phát sinh có thể là do A chậm nhận được hàng nên ảnh hưởng đến
tiến độ sản xuất và vì vậy A không thể giao hàng đúng thời hạn cho các khách hàng của A, vì vậy A đã phải bồi thường thiệt hại cho các khách hàng của mình.
Về cách tính thiệt hại, nếu các bên không có thoả thuận, pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết cách tính, § 608 - 612 BLDS. Pháp luật nhiều nước cũng quy định những nguyên tắc để tính toán thiệt hại, tuy nhiên thường không thật chi tiết như pháp luật Việt Nam.
Cũng có nhiều nước không quy định về cách tính thiệt hại. Ví dụ pháp luật Hoa Kỳ không quy định nguyên tắc xác định thiệt hại. Thông thường luật sư của nguyên đơn sẽ đưa ra một mức yêu cầu bồi thường. Các bên sẽ tranh luận và đi đến thống nhất mức bồi thường, nếu tranh chấp không cần giải quyết tại toà án hoặc trọng tài. Các bên sẽ tranh luận và toà án hoặc trọng tài sẽ quyết định mức bồi thường, nếu tranh chấp được giải quyết tại toà án hoặc trọng tài.
Cũng có ngoại lệ là khi có vi phạm hợp đồng, có thiệt hại xẩy ra nhưng không phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Đó là việc vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng.

Xem thêm
Thành lập công ty xong thì ai được ký hợp đồng?

Thế nào là sự kiện bất khả kháng? Bất khả kháng là sự kiện khách quan, xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được và không thể khắc  phục được, tức là nằm hoàn toàn ngoài khả năng tính toán của các bên. Thường có 3 loại sự kiện bất khả kháng:

*    Thiên tai: Ví dụ: bão, động đất, núi lửa... nên A không thể giao hàng cho B theo đúng thời hạn như đã thoả thuận, thệfh chí không thể giao hàng vì hàng đã bị hỏng hết.
*    Chiến tranh, đình công, bạo loạn: Ví dụ: vì chiến tranh Irắc năm 2003, doanh nghiệp của Việt Nam không thể giao hàng tại Irắc theo như đã thoả thuận.
*    Quyết định chính trị, thay đổi pháp luật: Ví dụ: B không thể nhận hàng nhập khẩu, vì quốc gia nơi nhập khẩu đã quyết định cấm nhập khẩu loại hàng hoá mà khi A và B thoả thuận mua bán, hàng ngày chưa bị cấm nhập khẩu.
Khi có sự kiện bất khả kháng, nếu muốn được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bên không thực hiện được nghĩa vụ phải thông báo kịp thời cho bên kia, phải bằng mọi biện pháp có thể để khắc phục hậu quả và phải yêu cầu một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận về sự kiện bất khả kháng. Pháp luật các nước quy định khác nhau về vấn đề này, nhưng nói chung thẩm quyền xác nhận sự kiện bất khả kháng thường do Phòng Thương mại và Công nghiệp thực hiện.

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê