Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự
Thứ bảy, 04-01-2014 , 04:59:00 AM
1. Tại sao cần biện pháp bảo đảm?
Trong kinh doanh, tin nhau là chính cũng là nguyên tắc mà các doanh nghiệp luôn hướng tới. Đó cũng là một trong các điều kiện để thành công trong thương trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng nên có niềm tin tuyệt đối và không phải lúc nào đối tác cũng tuyệt đối tin tưởng vào ta, bởi rủi ro bao giờ cũng thường xuyên rình rập các doanh nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, quản lý rủi ro là một trong những việc quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Có nhiều phương thức để quản lý rủi ro. Áp dụng biện pháp bảo đảm là một trong những phương thức để quản lý rủi ro.
Biện pháp bảo đảm được áp dụng thường xuyên nhất là đến ngân hàng để vay tiền, đối với những thương vụ lớn, phức tạp và bản thân các giao dịch chưa tạo đủ độ tin cậy cho các bên.
Việc các bên thoả thuận trước về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hay thực hiện các nghĩa vụ dân sự trước hết nhằm đảm bảo sự an toàn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền khi bên kia không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng (vi phạm hợp đồng), giúp họ có thể kiểm soát được hậu quả của việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Mặt khác, thoả thuận về các biện pháp bảo đảm ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng sẽ giúp cho bên có nghĩa vụ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Quyền thoả thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 319. 2 BLDS.
Biện pháp bảo đảm được áp dụng thường xuyên nhất là đến ngân hàng để vay tiền, đối với những thương vụ lớn, phức tạp và bản thân các giao dịch chưa tạo đủ độ tin cậy cho các bên.
Việc các bên thoả thuận trước về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hay thực hiện các nghĩa vụ dân sự trước hết nhằm đảm bảo sự an toàn pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền khi bên kia không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng (vi phạm hợp đồng), giúp họ có thể kiểm soát được hậu quả của việc không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Mặt khác, thoả thuận về các biện pháp bảo đảm ràng buộc trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng sẽ giúp cho bên có nghĩa vụ nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Quyền thoả thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 319. 2 BLDS.
2. Biện pháp bảo đảm là gì?
Biện pháp bảo đảm là biện pháp mà các bên cam kết áp dụng để bảo đảm sẽ có một giao kết hoặc để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên kia đã không thực hiện đúng thoả thuận. Theo quy định tại Điều 318 BLDS, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm:
- Cầm cố tài sản;
- Thế chấp tài sản;
- Đặt cọc;
- Ký cược;
- Ký quỹ;
- Bảo lãnh;
- Tín chấp.
Trong thực tiễn, doanh nghiệp cũng có thể áp dụng các biện pháp bảo đảm khác, nhưng không được dùng vũ lực, Điều 12 BLDS, và áp dụng các biện pháp bị pháp luật cấm. Ví dụ: Không được thuê xã hội đen để đòi nợ, không được hình sự hoá các vi phạm hợp đồng...
3. Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Theo Điều 319 BLDS, phạm vi bảo đảm do các bên thoả thuận. Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bổi thường thiệt hại.
Ví dụ:
- Ngân hàng A cho B vay một khoản tiền, Ngân hàng A chỉ yêu cầu B thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản nợ gốc, không cần bảo đảm cho khoản lãi và các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đổng vay vì A đã có biện pháp quản lý đối với khoản lãi và có quan hệ tín dụng có uy tín cao với B.
- Ngân hàng A cho B vay một khoản tiền và đã có thỏa thuận với B phải có tài sản thế chấp cho khoản vay. Thoả thuận được hiểu là tài sản thế chấp của B để bảo đảm cho tất cả các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng vay và các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng vay.
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
**************************************
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê