Nguồn của Pháp luật hợp đồng Việt Nam
Thứ sáu, 23-05-2014 , 09:37:00 AM
1. Nguồn pháp luật hợp đồng ở Việt Nam bao gồm:
(i) các văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng,
(ii) các nghị quyết, hướng dẫn và tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao, (iii) thói quen, tập quán thương mại được áp dụng trong trường hợp pháp luật không có quy định cụ thể. Khi buôn bán với doanh nhân nước ngoài, nhất là trong các thương vụ quốc tế vượt ra ngoài biên giới, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật nước ngoài, các công ước (ví dụ Công
ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980) hoặc các nguyên tắc của pháp luật hợp đồng (ví dụ các Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004) với điều kiện pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều 5.2 Luật thương mại.
Ngoài ra, các bên trong hợp đồng ngoại thương cũng có thể chọn tập tục buôn bán quốc tế (lex mercatoria), các điều kiện, nguyên tắc, thực tiễn chuẩn mực thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế công bố (ví dụ Incoterms 2000, các quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng UCP 600) như một loại nguồn luật áp dụng cho từng giao dịch cụ thể.
Văn bản pháp luật về hợp đồng bao gồm Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Đây là hai đạo luật căn bản nhất liên quan đến kinh doanh. Ngoài ra, có thể tìm thấy các quy định liên quan đến hợp đồng ở nhiều văn bản pháp luật hợp đồng chuyên ngành khác, ví dụ hợp đồng trong kinh doanh vận tải, xây dựng, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng, hàng hải, quảng cáo... Hợp đồng trong tổ chức kinh doanh có thể tìm thấy ở Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005.Ngoài ra, các bên trong hợp đồng ngoại thương cũng có thể chọn tập tục buôn bán quốc tế (lex mercatoria), các điều kiện, nguyên tắc, thực tiễn chuẩn mực thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế công bố (ví dụ Incoterms 2000, các quy tắc và thực hành thống nhất về thư tín dụng UCP 600) như một loại nguồn luật áp dụng cho từng giao dịch cụ thể.
Sự can thiệp của nhà nước vào nội dung hợp đồng còn có thể tìm thấy ở Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Luật cạnh tranh, các quy định kiểm soát điều kiện và ngành hàng kinh doanh đặc biệt cũng như các hàng hóa, dịch vụ công ích.
♦ Hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, các phán quyết và nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã bắt đầu được tái công bố từ năm 2004 đang tạo thành một nguồn pháp luật tương tự như án lệ, đôi khi rất quan trọng đối với pháp luật hợp đồng, nhất là các Công ước Viên 1980 và các Nguyên tắc của Unidroit 2004 đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
công bố bằng tiếng Việt, vấn đề về quyền đại diện cho công ty khi giao kết hợp đồng cũng như hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ cho các hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng vô hiệu do thiếu giấy phép kinh doanh và nhiều vấn đề chi tiết khác.
♦ Thói quen và tập quán thương mại được áp dụng nếu các bên không có thỏa thuận (đối với trường hợp áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại, (Điều 12 Luật thương mại) hoặc pháp luật không quy định (đối với trường hợp áp dụng tập quán thương mại, Điều 13 Luật thương mại). Các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói-quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà họ đã biết hoặc phải biết để điều chỉnh các vấn đề không được các bên thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Nếu không
có luật, không có lệ, không có thói quen, thì áp dụng tập quán thương mại. Ngoài ra, ở quy mô quốc tế, các tòa án đôi khi còn có thể sử dụng các học thuyết pháp lý, ví dụ thuyết tiếp nhận (chẳng hạn khi nào các khiếu nại về hàng kém phẩm chất đã được gửi tới người bán hàng), các giải thích về thiện chí và trung thực cũng như lẽ công bằng cũng có thể làm nguồn cho pháp luật hợp đồng.
Lưu ý: Luật chung và luật chuyên ngành về hợp đồng:
Luật pháp thoạt nhìn có vẻ rắc rối, song là một hệ thống quy củ, có lô-gích riêng. Nguyên tắc chung khi dùng luật là: luật cụ thể được áp dụng trước các nguyên tắc chung. Ví dụ: một hợp tác xã sản xuất mây tre đan nhờ các cửa hàng trên phố bán giúp sản phẩm theo kiểu ký gửi, quan hệ làm ăn đó cũng là một dạng hợp đồng. Thương nhân muốn tìm hiểu pháp luật áp dụng cho thương vụ này, trước hết phải xem Điều 155-165 Luật thương mại về ủy thác mua bán hàng hóa, nếu là bán buôn trả chậm, thì tham khảo Điều 24-62 Luật thương mại 2005. Nếu đọc ở đó chưa thấy quy định cụ thể, ví dụ: ai sẽ chịu rủi ro khi hàng hóa bị hỏa hoạn hoặc mất trộm, cần đọc các quy định chung hơn của Luật thương mại 2005 và của Bộ luật dân sự.
Về lý luận khi cho rằng Luật thương mại là luật riêng, bởi trước hết Luật thương mại được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của thương nhân. Một thương vụ nếu không được quy định hoặc quy định không đầy đủ bởi Luật thương mại, ví dụ dịch vụ gửi giữ ô-tô, xe máy, thì phải áp dụng hợp đồng có liên quan trong Bộ luật dân sự, ví dụ Điều 559-566 Bộ luật dân sự. Nếu các quy định ở đó chưa đưa ra lời giải đáp thỏa đáng, cần đọc các quy định chung hơn về luật hợp đồng, ví dụ điều 388-427 Bộ luật dân sự. Nếu phần quy định về hợp đồng chưa đưa ra lời giải đáp, thì đọc các quy định khái quát hơn về nghĩa vụ, Điều 280-387 Bộ luật dân sự. Cứ như thế người ta áp dụng pháp luật từ cái cụ thể, chuyên biệt nhất cho tới những quy định chung và phổ quát hơn.
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
- Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự
- Các hình thức đặc biệt của hợp đồng theo Bộ luật dân sự
- Hiệu lực của hợp đồng
- Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng
- Sửa đổi bổ sung hợp đồng
*****************************************
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chính, consular legalization in Vietnam, và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111".
CÁC TIN LIÊN QUAN
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê