Thứ năm, 05-06-2014 , 10:21:00 AM

1. Không tự mình soạn thảo hợp đồng
 
Lỗi đầu tiên mà nhiều người mắc phải là không tự mình soạn thảo hợp đồng. Nếu tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán và đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phối tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi nhờ hoặc thuê người khác soạn thảo.

2. Điều khoản thanh toán không rõ ràng
 
Các điều khoản thanh toán là phần cốt yếu trong hợp đồng, không được phép bỏ qua hay để tới phút chót trước khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Cần tránh điều khoản tối nghĩa về số tiền được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm, cũng nên phân chia trách nhiệm giữa các bên đối với nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.
 
3. Thiếu các điều khoản chung
 
Hợp đồng phải có các điều khoản chung hay còn gọi là phần dẫn nhập. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật hay mục đích chung của hợp đồng mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng bao gồm:
 
Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?
Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hóa hay dịch vụ không?
Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?
 
4. Suy diễn
 
Tránh suy diễn khi soạn thảo hợp đồng. Nên quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng. Ví dụ: Nếu bạn mua của đối tác một thiết bị nào đó thì đừng nghĩ rằng họ sẽ phải giao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan. Đối tác không cần biết bạn sẽ thiệt hại như thế nào nếu như họ giao hàng chậm. Quy định thời hạn rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng. Nếu các bên đồng ý vận chuyển và giao hàng tại một điểm nhất định, cần có quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu. Trong giai đoạn đàm phán, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồng hãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thích cho họ rõ. Đừng cho rằng đối tác hiểu tất cả những gì bạn nói hay nghĩ.
 
5. Bỏ sót một số điều khoản
 
Sẽ không thừa, nếu các bên thỏa thuận trong trường hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả chi phí cho luật sư và các loại phí tổn khác của bên thắng kiện. Cũng như vậy nên nhấn mạnh tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản, nếu không làm như vậy mọi sửa đổi bổ sung không có giá trị pháp lý. Cũng nên hạn chế việc chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba, hoặc ràng buộc việc chuyển nhượng đó vào sự đồng ý của các bên.
 
6. Không đàm phán mọi vấn đề
 
Trong mọi trường hợp nên tự tin rằng những điều mà đối tác đã khẳng định vẫn có thể cần được kiểm tra lại và đàm phán. Một số phần của hợp đồng có thể quan tròng hơn các phần khác, nhưng nên nhớ là tất cả các điều khoản dù nhỏ hay lớn đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận.
 
7. Các lỗi thường gặp khác
 
Cũng có thể có muôn vàn lỗi khác, như lỗi của máy tính, lỗi của mạng internet, lỗi của chị văn thư, lỗi mà chỉ khi tranh chấp người ta mới biết được... và có cả loại lỗi chỉ "có trời mới hiểu được tại sao lại có lỗi như vậy".

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.66814111"

 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê