Thứ hai, 25-02-2013 , 03:07:00 PM

"thành lập công ty là một quyết định khó khăn, nhưng khó khăn hơn là tránh để công ty phải giải thể bởi tranh chấp giữa các thành viên

Ông Phùng Bảo Ngọc, Giám đốc công ty CP Quốc tế Tương Lai.



(tiếp theo phần 2)

Án số 2 : Ông Phan Đình Hiếu kiện ông Nguyễn Quốc Khánh.
Nội dung kiện: Mua sắm tài sản trước khi góp đủ vốn


XÉT THẤY:

Về việc góp vốn điều lệ:
Công ty EDM được thành lập tháng 11/2001, là một công ty cổ phần – một hình thức kinh doanh được điểu chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực ngày 01/01/2000. Vì vậy, Tòa án sơ thẩm vận dụng Nghị định 125/2004/NĐ-CP ngày 19/05/2004 của Chỉnh phủ để cho rằng  các cổ đông chưa góp đủ vốn điều lệ là vi phạm, là chưa thỏa đáng. Vi theo quy định tại khoản 1 Điều 51, Điều 54 Luật Doanh nghiệp nói trên, tuy các cổ đông chưa góp đủ vốn điều lệ đã thuận nhưng các cổ đông được phép thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua và "chịu trách nhiệm về nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty".
Về kháng cáo của nguyên đơn và của bị đơn đối với việc ông Khánh phải trả lại tài sản cho công ty thì thấy:
Tháng 02/2004, các cổ đông thỏa thuận với nhau về việc cho phép ông Khánh rút vốn khỏi công ty. Việc thỏa thuận này của các cổ đông là trái pháp luật, Tòa án sơ thẩm nhận định việc rút vốn này vô hiệu là đúng – phù hợp vời Luật Doanh nghiệp quy định về Công ty Cổ phần (Điều 58 Luật Doanh nghiệp). Do đó, việc thực hiện thỏa thuận giữa các cổ đông về việc cho phép ông Khánh rút vốn, di chuyển máy móc thiết bị cũng đồng nghĩa với việc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty EDM bị đình trệ. Như phân tích ở phần trên, ông Khánh không được phép rút vốn khỏi công ty và ông Khánh vẫn là cổ đông của công ty, do đó Tòa án sơ thẩm buộc ông Khánh phải trả lại tài sản (22 hạng mục) cho công ty là đúng và ông Khánh cùng hai cổ đông khác là ông Hiếu, ông Đạo có trách nhiệm bàn bạc giải quyết mọi vấn đề của công ty theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tại phiền tòa phúc thẩm hôm nay, ông Khánh đã xác nhận sau khi di chuyển tải sản khỏi công ty ông đã sử dụng tám hạng mục tài sản, tổng giá trị 146.470.000 đồng theo bảng phân chia tài sản do ba cổ đông định giá lập ngày 08/02/2004, để sản xuất kinh doanh. Còn 16 hạng mục tài sản trị giá 86.350.000 đồng (bao gồm cả hệ thống đường điện 3 pha và hệ thống đường dây cáp điện thoại – trị giá hai hạng mục này là 6.100.000 đồng) ông Khánh khai không sử dụng, gửi tại Công ty Minh Hùng. Như vậy cần chấp nhận một phần kháng cáo của ông Hiếu, ông Đạo buộc ông Khánh phải trả lại công ty tám hạng mục tài sản trị giá 146.470.000 đồng. Số tài sản 14 hạng mục còn lại (không kể hai hạng mục đường điện 3 pha, cáp điện thoại = 6.100.000 đồng) trị giá 250.000.000 đồng ông Khánh phải trả bằng hiện vật như tòa án sơ thẩm quyết định là đúng.
Ông Khánh còn kháng cáo về án phí kinh tế sơ thẩm nhưng không có căn cứ chấp nhận, cần giữ nguyên án sơ thẩm.
Bởi nhận định trên.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 70 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Căn cứ Điều 51, 58 Luật Doanh nghiệp năm 1999, Nghị định 70/CP ngày 12/06/1997 của Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH
1.    Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Hiếu, ông Đạo về việc yêu cầu ông Khánh trả lại tài sản cho Công ty Cổ phần mẫu EDM.
Sửa một phần bản án sơ thẩm như sau:
•    Buộc ông  Nguyễn Quốc Khánh phải trả lại Công ty EDM các tài sản mà ông Khánh đang quản lý, gồm 22 hạng mục, tổng trị giá 226.720.000 đồng, trong đó:
•    Trả bằng giá trị của tám hạng mục tài sản là 146.470.000 đồng (Một trăm bốn mươi sáu triệu bốn trăm bẩy mươi nghìn đồng).
Trả bằng hiện vật gồm 14 hạng mục như sau:
…………………….
Tổng cộng = 80.250.000 đồng.
2.    Giữ nguyên án phí kinh tế sơ thẩm mà ông Khánh phải nộp là 10.263.600 (Mười triệu hai trăm sáu mươi ba nghìn đồng).
3.    Kiến nghị cơ quan quản lý doanh nghiệp có biện pháp xử lý đối với Công ty EDM về việc cổ đông chia tách công ty để hoạt động riêng không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp.
4.    Giữ nguyên các quyết định khác của bản án sơ thẩm.

Bình luận: " Sau khi thành lập công ty, các thành viên cần góp vốn đầy đủ theo phần vốn góp đã đăng ký. Nếu bên nào chưa góp cần phải có văn bản xác định rõ số vốn chưa góp thuộc loại gì (nợ góp vốn hay phần vốn chào bán). Điều này tránh dẫn đến việc các thành viên tranh chấp về vốn góp và các nghĩa vụ về vốn góp của các thành viên công ty sau khi đã đăng ký kinh doanh và  thành lập doanh nghiệp".
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê