Thứ tư, 18-06-2014 , 02:07:00 AM

 
Trong đời sống dân sự, cũng như trong kinh doanh, mỗi cam kết, thỏa thuận “không phải chuyện đùa” hay “lời nói gió bay”, mà luôn có những ràng buộc cũng như những kết quả và hậu quả pháp lý của nó. Vì vậy, Điều 4 BLDS, câu thứ 3 quy định: “Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”. Điều đó có nghĩa là các cam kết thỏa thuận khi có hiệu lực thì có giá trị như pháp luật, ràng buộc các bên.
 
Theo nguyên tắc, “hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên”, Điều 388 BLDS. Tuy nhiên, pháp luật các nước đều có quy định về các điều kiện hiệu lực của các hợp đồng. Các điều kiện hiệu lực của hợp đồng không đồng nghĩa với việc Nhà nước can thiệp vào quyền tự do hợp đồng, mà chính là một bảo đảm cho quyền tự do hợp đồng, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên một cách chắc chắn hơn, cũng như để bảo vệ lợi ích công cộng.
 
Theo Điều 122 BLDS, một giao dịch dân sự, cũng như một hợp đồng có hiệu lực nếu có đủ các điều kiện sau:
 
1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự ;
2. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Ngoài ba điều kiện nêu trên, Điều 122.2 BLDS còn quy định rằng hình thức giao dịch dân sự cũng là điều kiện hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện của hình thức giao dịch.
 
1. Điều kiện về năng lực hành vi dân sự
 
Người nào sinh ra cũng có năng lực pháp luật, nhưng không phải người nào cũng có năng lực để quyết định các hành vi của mình. Vì vậy pháp luật đã chia năng lực hành vi của con rtgười thành nhiều loại khác nhau.
 
1.1. Người đủ năng lực hành vi có thê giao kết hợp đồng Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ giao kết hợp đồng thì hợp đồng có hiệu lực. Theo Điều 17, 18. 19 BLDS người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Quy định này có mục đích chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên hợp đồng, bởi nếu một người không đủ khả năng tự quyết định về hành vi của mình mà giao kết hợp đồng thì không chỉ có nguy cơ gây thiệt hại về lợi ích của chính họ mà có thể gây thiệt hại cho cả người khác.
 
Cần chú ý có ngoại lệ là người đã đủ 18 tuổi nếu mắc bệnh tâm thần hoặc do mắc một bệnh khác mà mất năng lực hành vi thì cũng không được tự giao kết mà hợp đồng của người đó phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.
Tuyên bố mất năng lực hành vi do Tòa án quyết định theo yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, Điều 22 BLDS.
 
1.2. Người không đủ năng lực hành vi có thể giao kết hợp đồng hay không?
 
Người chưa đủ 6 tuổi vẫn có các hợp đồng của mình. Tuy nhiên, người chưa đủ 6 tuổi không được tự giao kết hợp đồng, vì với lứa tuổi đó người ta chưa thể tự quyết định một cách đúng đắn các hành vi của mình, nếu hợp đồng được giao kết thì hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực. Các giao dịch của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện giao kết thì mới có hiệu lực, Điều 21 BLDS.
 
Ví dụ: A sinh ngày 15 tháng 2 năm 1992. Trước ngày 15 tháng 2 năm 1998 A là người không có năng lực hành vi dân sự. Nếu A tự giao kết hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực, A và các bên liên quan đêh hợp đồng không bị ràng buộc về các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng đó. Các hợp đồng của A trước ngày 15 tháng 2 năm 1998 phải do người đại diện của A giao kết.
Người từ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi chỉ được giao kết hợp đồng khi được người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý, trừ trường hợp giao kết hợp đồng phục quan trọng cần chú ý là khái niệm “nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.
 
Ví dụ 1: A tròn 14 tuổi, vì hàng ngày bố mẹ đi làm nên A thường ăn cơm trưa tại một nhà hàng. Hợp đồng ăn cơm trưa có hiệu lực vì nó phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của A. Nêu A thường xuyên mua rượu, bia để uống thì hợp đồng mua 11(01, bia với A không có hiệu lực vì uống rượu, bia không được coi là ‘‘nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi".
 
Ví dụ 2: A đã 14 tuổi, chủ sở hữu một ngôi nhà, A muốn cho một công ty thuê ngôi nhà của mình. Hợp đồng cho thuê nhà của A chỉ có hiệu lực nếu có sự đồng ý của ngưă đại diện theo pháp luật của A. Việc cho thuê nhà không được coi là “nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
 
Ví dụ 3: A tròn 14 tuổi, A muốn mời bạn bè dự sinh nhật tại một nhà hàng. Hợp đồng của A với nhà hàng cũng chỉ có hiệu lực nếu có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của A, vì tổ chức sinh nhật không thuộc “nhu cầu sinh hoại hàng ngày phù hợp với lứa tuổi Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể giao kết hợp đồng mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, Điều 20.2 BLDS.
 
Ví dụ: A đã tròn 15 tuổi. A được thừa kế một tài sản có trị giá khá lớn có thể mua được một ngôi nhà ở, nên A muốn mua một ngôi nhà của công ty xây nhà ở. Hợp đồng mua nhà của A có hiệu lực mà không cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của A. Tuy
nhiên, nếu ký hợp đồng với A thì trong hợp đồng cần quy định các biện pháp quản lý rủi ro, bởi pháp luật chỉ bảo vệ bên bán nếu A có đủ tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cần kiểm tra xem tài sản mà A có được có phải thực hiện nghĩa vụ nào khác nữa không, nhất là các nghĩa vụ trước khi mua nhà...
(còn tiếp)

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

 

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê