Chủ nhật, 22-06-2014 , 10:48:00 AM

 
Khác với con người cụ thể, việc xác định năng lực hành vi của các tổ chức khá phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật ngân hàng Nhà nước... Trong bài viết này, tác giả chỉ giới thiệu một số vấn đề cơ bản liên quan đến các tổ chức là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các loại pháp nhân khác.
 
Năng lực hành vi dân sự của các doanh nghiệp
 
Các doanh nghiệp đều có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Điều đó có nghĩa là các hợp đồng do các doanh nghiệp giao kết có hiệu lực về điều kiện năng lực hành vi. Tuy nhiên, doanh nghiệp là một khái niệm không cụ thể như một con người, vì vậy có một số điểm đáng quan tâm khi giao kết hợp đồng.
 
+ Khi nào doanh nghiệp có năng lực hành vi dân sự ?
 
Khi thành lập doanh nghiệp, có rất nhiều công việc được tiến hành, ví dụ ngày họp của các thành viên, ngày họp của đại hội đồng cổ đông, ngày đăng ký kinh doanh, ngày khai trương...Vì vậy, phải xác định thời điểm doanh nghiệp được thành lập về mặt pháp lý, vì về nguyên tắc đó cũng là thời điểm doanh nghiệp có năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, thời điểm doanh nghiệp được thành lập được tính từ ngày doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt đầu có năng lực hành vi dân sự. Từ thời điểm đó, các hợp đồng của doanh nghiệp sẽ được ký nhân danh doanh nghiệp.
 
Ví dụ: Ngân hàng thương mại cổ phần A đã tổ chức đại hội đồng cổ đông vào ngày 20 tháng 5 năm 2006. Ngày 25 tháng 5 năm 2006
Ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng. Ngày 15 tháng 6 năm 2006, Ngân hàng đăng ký kinh doanh và khai trương vào ngày 30 tháng 6.
 
Về pháp lý, Ngân hàng thương mại cổ phần A được coi là thành lập vào ngày 15 tháng 6 năm 2006. Kể từ ngày đó, các hợp đồng liên quan đến Ngân hàng A được giao kết nhân darih Ngân hàng A và Ngân hàng A phải tự chịu trách nhiệm về các hợp đồng đó.
Các giao dịch trước đó do các sáng lập viên xác lập sẽ do các thành viên tự chịu trách nhiệm, nếu không có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, các sáng lập viên có thể thỏa thuận Ngân hàng A sẽ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ mà họ đã xác lập liên quan đến việc thành lập ngân hàng cũng như các chi phí chuẩn bị cho việc khai trương cũng như hoạt động của ngân hàng.. .đã xác lập trước ngày 15 tháng 6 năm 2006.
 
+ Ai là người đại diện cho doanh nghiệp để giao kết hợp đồng?
 
Theo pháp luật, cũng như theo thông lệ, nếu Điều lệ doanh nghiệp không quy định khác thì giám đốc (tổng giám đốc)là người đại diện cho doanh nghiệp và vì vậy giám đốc (tổng giám đốc) là người đại diện ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp.
 
Thẩm quyền của người ký kết hợp đồng thường được quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ cần lưu ý, ví dụ:
Đối với công ty hợp danh, theo thông lệ chung trên thế giới, các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn của công ty hợp danh đều có quyền nhân danh công ty để giao kết hợp đồng, nếu giữa các thành viên này không có một thỏa thuận khác. Có thể tìm thấy các thỏa thuận trong đăng ký kinh doanh vì thỏa thuận đó phải được ghi vào danh bạ thương mại, nếu không có một thỏa thuận nào về nguyên tắc đại diện của công ty hợp danh trong danh bạ thương mại thì các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đều có quyền nhân danh công ty để xác lập các giao dịch. Tên những thành viên chịu trách nhiệm vô hạn cũng phải được ghi vào danh bạ thương mại.
 
Ví dụ: Công ty hợp danh A, B & c gồm 3 người, cả A, B và c đều chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty. Tên của A, B và C phải được ghi vào danh bạ thương mại. A, B và C đều có quyền nhân danh công ty để giao kết hợp đồng.
Trường hợp chỉ có A và B chịu trách nhiệm vô hạn, tên của A và B phải được ghi vào danh bạ thương mại. A và B có quyền nhân danh công ty để giao kết hợp đồng, C không có quyền nhân danh công ty để giao kết hợp đồng.
 
Trường hợp A, B và C đều chịu trách nhiệm vô hạn nhưng đã thỏa thuận chỉ có B được nhân danh công ty để xác lập các giao dịch. Thỏa thuận đó phải được ghi vào danh bạ thương mại. Các giao dịch do A và c xác lập nhân danh công ty sẽ không có hiệu lực.
 
  • Theo pháp luật Việt Nam, công ty hợp danh cũng là pháp nhân theo Điều 130.2 Luật doanh nghiệp 2005, và Hội đồng thành viên có thể bầu Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc theo Điều 135.1 Luật doanh nghiệp 2005, vì vậy công ty hợp danh cũng có thể có người đại diện như các pháp nhân khác. Tuy nhiên Điều 134. l(b) Luật doanh nghiệp 2005 (LDN) lại quy định thành viên công ty có quyền “nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty”. Các thỏa thuận phải ghi trong Điều lệ công ty, vì vậy cần xem Điều lệ công ty để biết chính xác ai là người đại diện cho công ty hay tất cả các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đều có quyền đại diện cho công ty.
     
  • Khi giao kết hợp đồng với hộ gia đình cũng có một vài vấn đề cần lưu ý. Hầu hết pháp luật các nước đều quy định chồng là người đại diện đương nhiên cho vợ và vợ là người đại diện đương nhiên cho chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận riêng. Điều đó có nghĩa là nếu chồng hoặc vợ xác lập các giao dịch thì mặc nhiên các giao dịch đó có hiệu lực với cả gia đình. Con cái không có quyền đại diện cho gia đình, khi đến tuổi thành niên, con cái tự xác lập các giao dịch của mình.
     
Theo Điều 109 Bộ luật dân sự (BLDS), việc định đoạt tài sản chung của gia đình phải theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất và tài sản có giá trị lớn của hộ gia đình phải được sự đồng ý của các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý. Đối với các tài sản chung khác phải được đa số các thành viên từ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.
 
Quy định này hiện nay đang gây khó khăn trong việc xác lập các giao dịch, cũng như giao kết các hợp đồng. Việc xác định thế nào là một hộ gia đình không hề đơn giản, nhất là người Việt Nam có thói quen sống nhiều thế hệ trong một ngôi nhà, rất khó xác định ai là thành viên của một hộ gia đình. Bộ luật dân sự năm 1995 lấy tiêu chí hộ khẩu để xác định hộ gia đình. BLDS đã bỏ tiêu chí hộ khẩu.
 
Mặt khác, người Việt Nam cũng không có thói quen làm rõ đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng. Ngoài ra, trong thực tế để tìm kiếm một thỏa thuận chung của mọi thành viên trong hộ gia đình về một vấn đề tài sản không hề đơn giản vì rất nhiều lý do khác nhau,

Ví dụ: sự đóng góp khác nhau, sự xung đột quyền lợi giữa các thành viên...
 
  • Theo Điều 144.5 BLDS, người đại diện không được giao kết hợp đồng với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Các đối tượng khi giao kết hợp đồng với người có liên quan trong công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên, Điều 59 Luật doanh nghiệp 2005.
  • Các đối tượng khi giao kết hợp đồng với người có liên quan trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải được sự nhất trí của Hội đồng thành viên, Giám đốc và Ban kiểm soát, Điều 75 Luật doanh nghiệp 2005.
 
Các đối tượng khi giao kết hợp đồng với người có liên quan trong công ty cổ phần phải có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, Điều 120 Luật doanh nghiệp.
 
+ Người đại diện ủy quyền cho người khác như thế nào?
 
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, để có thể kinh doanh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không thể ký kết tất cả các hợp đồng, nhất là đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Vì vậy, người đại diện theo pháp luật phải ủy quyền cho người khác để ký kết các hợp đồng.
 
Việc ủy quyền có thể được quy định trong Điều lệ, Quy chế hoạt động, Điều kiện nghiệp vụ chung của doanh nghiệp, Bảng phân công công việc, Bảng thông báo đến khách hàng, Bản chào hàng của doanh nghiệp... hoặc giấy ủy quyền cụ thể.
 
Ví dụ:
 
  • Điều lệ, Quy chế hoạt động của công ty có thể quy định các phó giám đốc được giao kết các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ VND, các trưởng phòng được giao kết các hợp đồng có giá trị tới 5 tỷ VND. Đây được coi là đã có sự ủy quyền bằng văn bản.
  • Bảng thông báo chính thức của một Ngân hàng tại quầy giao dịch về việc người phụ trách quầy giao dịch được quyền giao kết các loại hợp đồng A, B, c... được coi là ủy quyền bằng văn bản.
     
Trong các hợp đồng thương mại quốc tế, mặc dù không có sự ủy quyền chính thức, vẫn có thể sử dụng các loại giấy tờ khác, hoặc một chứng cứ bất kỳ có liên quan để chứng minh là đã có sự ủy quyền theo nguyên lý “tướng ở ngoài biên ải không cần xin lệnh vua”.

Ví dụ:

 
  • Đại lý bảo hiểm đã trực tiếp bán bảo hiểm không theo sự ủy quyền của công ty bảo hiểm, nhưng công ty bảo hiểm đã thu phí vào quỹ công tỵ. Biên lai thu phí bảo hiểm và việc nộp phí bảo hiểm cho thủ quỹ công ty bảo hiểm có thể được sử dụng làm bằng chứng để chứng minh công ty bảo hiểm đã chấp nhận việc ủy quyền đó.
     
  • Chủ thầu xây dựng khi xây dựng một nhà máy đã tự ký hợp đồng lắp đặt hệ thống chống sét với người chuyên môn lắp đặt hệ thống chống sét mà chưa có sự chấp thuận của chủ công trình, những theo  pháp luật về an toàn lao động công trình đó buộc phải có hệ thống chống sét dù rằng trong hợp đồng không quy định nghĩa vụ này. Có thể coi đó là sự ủy quyền cho dù chủ công trình không biết về việc phải lắp đặt hệ thống chống sét, vì chủ thầu đã hành động vì quyền lợi của chủ công trình, nên lắp đặt sau sẽ gây tốn kém cho chủ công trình.
     
+ Người được ủy quyền có được ủy quyền lại hay không?
 
Đôi khi người được ủy quyền không thể trực tiếp giao kết tất cả các hợp đồng đã được ủy quyền vì vậy họ phải ủy quyền lại. Tuy nhiên, việc ủy quyền lại phải được sự chấp thuận của người ủy quyền, Điều 583 BLDS. Ví dụ:
 
  • Các trưởng phòng đã được ủy quyền giao kết hợp đồng cố giá trị đến 5 tỷ VND. Do tính chất công việc (như phòng giao dịch của các ngân hàng, đại lý bưu điện, đại lý thu mua...), trưởng phòng không thể trực tiếp giao kết tất các hợp đồng, nên phải ủy quyền cho các nhân viên của mình. Trong trường hợp như vậy, các trưởng phòng phải báo cáo giám đốc về việc cần ủy quyền lại và chỉ được ủy quyền lại nếu giám đốc đã đồng ý theo thủ tục hợp lệ.
     
  • Điều lệ, quy chế hoại động của công ty... cũng có thể quy định rõ việc người được ủy quyền có thể ủy quyền lại. Trong trường hợp đó, người được ủy quyền không cần báo cáo với giám đốc nữa.

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
 

*****************************************

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 04.35659523"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê