Thứ 6, 09-07-2021 , 06:46:00 AM

(tiếp theo phần trước)
Quy định trên liên quan đến công chứng tự nguyện và tập trung vào đối tượng là bất động sản. Nếu không thuộc trường hợp đối tượng là bất động sản thì các bên cũng được tự nguyện công chứng và khoản 2 Điều 2 Luật công chứng 2014 đã khẳng định điều này với nội dung “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau dâv gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

5. Giá trị của công chứng, chứng thực tự nguvện. Khi hợp đồng được công chứng, chứng thực tự nguyện thì chúng có giá trị như trường hợp buộc phải công chứng, chứng thực như giá trị thi hành được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật công chứng 2014 theo đó “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quvền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác”.
Nếu các bên thỏa thuận công chứng, chứng thực nhưng việc công chứng, chứng thực không diễn ra thì hệ quả là gì đối với các bên? Hợp đồng thuộc trường hợp không phải công chứng, chứng thực nhưng các bên thỏa thuận công chứng, chứng thực và việc công chứng, chứng thực không xảy ra thì hợp đồng đó có vô hiệu không? Hiện nay chúng ta chưa có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi vừa nêu. Thực tế, khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 về Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự khẳng định “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Ở đây, công chứng hay chứng thực hợp đồng là vấn đề hình thức và điều luật vừa nêu khẳng định đó chỉ là “điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định” trong khi đó thỏa thuận công chứng, chứng thực như nêu trên chỉ là quy định trong hợp đồng giữa các bên và không phải “trường hợp luật có quy định” là “điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” nên không có cơ sở theo hướng hợp đồng có thỏa thuận công chứng, chứng thực vô hiệu về hình thức khi việc công chứng, chúng thực không xảy ra.
Đối với trường hợp nêu trên, có lẽ chúng ta nên khai thác Điều 120 Bộ luật dân sự 2015 theo đó “trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”, ở đây, chúng ta nên coi hợp đồng có thỏa thuận công chứng, chứng thực là giao dịch có điều kiện và xử lý theo cơ chế của giao dịch có điều kiện.
6. Giảm công chứng, chứng thực bắt buộc. Phần trên cho thấy có nhiều quy định yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức công chứng, chứng thực và từ đó chúng tôi có một số nhận xét sau:
Hình thức chứng thực hợp đồng (xác nhận của cơ quan công quvền) đã tồn tại khá sớm trong pháp luật Việt Nam nhưng hình thức công chứng hợp đồng chỉ xuất hiện từ thời kỳ Pháp thuộc và ngày nay rất phát triển (hình thức công chứng hợp đồng dần dần thay thế hình thức chứng thực hợp đồng). Tuy nhiên, hiện có quá nhiều hợp đồng phải “công chứng, chứng thực” để có hiệu lực pháp luật. Nghiên cứu so sánh cho thấy, Việt Nam là nước theo mô hình của Pháp về công chứng nhưng đã “đi xa” hơn Pháp rất nhiều. Trong các loại hợp đồng phải công chứng (hay chứng thực) nêu trên ở Việt Nam, Pháp chỉ yêu cầu công chứng hai trường hợp với ý nghĩa là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (tức nếu không công chứng là vô hiệu) và đó là hợp đồng tặng cho bất động sản, thế chấp (bất động sản). Hiện nay ở Việt Nam, số lượng các hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm hình thức rất lớn và trong số đó, trường hợp bị tuyên bố vô hiệu về hình thức hợp đồng phải công chứng, chứng thực chiếm đa số. Đây là điều đáng phải xem xét lại vì hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bổ vô hiệu mà để thực hiện nhằm đem lại cho các bên lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn.
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, hợp đồng được công chứng, chứng thực có giá trị chứng cứ rất cao; nội dung của hợp đồng dễ được nhận biết. Thứ hai, khi được công chứng, chứng thực, hợp đồng có độ an toàn pháp lý cao vì người công chứng, chứng thực thường là người am hiểu pháp luật. Tuy nhiên, việc yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng như điều kiện có hiệu lực một cách thái quá như hiện nay là điều cần phải xem lại. Quá nhiều hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu vì quy định yêu cầu phải được công chứng, chứng thực trong khi đó các bên đã thống nhất với nhau về hợp đồng nhưng không công chứng, chứng thực hợp đồng hay do các bên có công chứng hợp đồng nhưng thủ tục công chứng, chứng thực không hợp lệ. Thực ra, ở những nước theo truyền thống thông luật, “không có giao dịch nào bắt buộc phải thể hiện dưới hình thức công chứng, chứng thực". Ở đây việc chuyển giao bất động sản có thể được tiến hành bởi các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm hay văn phòng kiểm toán và kinh tế của họ rất phát triển. Ở Trung Quốc (có trình độ tương đương với chúng ta), họ cũng không buộc phải công chứng, chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất (và đăng ký là đủ). Điều đó có nghĩa là việc không buộc các giao dịch phải công chứng, chứng thực không những không ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển chung mà còn hạn chế được bất cập cho người dân. Để phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của công chứng, chứng thực (tăng chi phí, thời gian cho các bên), chúng ta nên theo hướng chuyển yêu cầu phải công chứng, chứng thực (tức nghĩa vụ) thành quyền công chứng, chứng thực ngoại trừ hợp đồng tặng cho bất động sản (vẫn yêu cầu công chứng để người tặng cho suy nghĩ chín chắn hơn). Việc chuyển công chứng, chứng thực bắt buộc sang công chứng, chứng thực tự nguyện là một cách thức để giảm thiểu trường hợp hợp đồng bị tuyên bổ vô hiệu. Hướng này đã phần nào được thể hiện trong Luật nhà ở, Luật đất đai và Luật kinh doanh bất động sản nêu trên nhưng vẫn còn rất hạn chế nên cần phải đầu tư thêm trong tương lai. Với hướng này, các bên được quyền công chứng, chứng thực hợp đồng để có được những ưu điểm của công chứng, chứng thực và, khi hợp đồng không được công chứng, chứng thực, thì hợp đồng không bị vô hiệu.

______________________

Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________
"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.665.69.121"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê