Thành lập công ty có nên nhờ người đứng tên thành viên - Án số 3 (phần 2)
Thứ năm, 21-03-2013 , 09:26:00 AM
"Thành lập công ty có nên nhờ người đứng tên làm thành viên cho đủ số thành viên theo quy định của pháp luật?"
(tiếp theo)
NHẬN ĐỊNH
Tại phiêu tòa phúc thẩm hôm nay, phía nguyên đơn do ông Phạm Ngọc Trung đại diện, và phía bị đơn có ông Nguyễn Văn Kiều đại diện vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình.
Phía nguyên đơn đề nghị cấp phúc thẩm xác định rằng:
Toàn bộ số vồn 16.260.000.000 đồng là của ông Phạm Thiên Long và đề nghị xóa tên ông Phạm Quốc Thịnh trong thành viên Công ty TNHH Bào chế Đông dược Thiên Hưng.
Phía bị đơn nói rằng: Năm 1993, ông và ba thành viên khác thành lập công ty Thiên Hưng với số vốn điều lệ là 500.000.000 đồng, gồm 4 thành viên là ông Long (cha ruột ông Thịnh), Lê Đình Thuyên và Nguyễn Ngọc Kim, Phạm Quốc Thịnh được tham gia với tư cách thành viên ngay từ khi thành lập công ty với số vốn góp là 60.000.000 đồng; sau nhiều lần thay đổi thành viên: đến năm 2003 Công ty Thiên Hưng tăng vốn điều lệ lên 16.260.000.000 đồng. Ngày 01/02/2003, ông Long và ông Thịnh có làm bản xác nhận chuyển nhượng phần góp vốn, ông Long chuyển nhượng cho ông Thịnh 1.891.200.000 đồng và đã được phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 9, ngày 26/03/2003. Theo bản xác nhận thì ông Long còn lại phần vốn góp 14.308.000.000 đồng = 88% phần góp vốn; ông Thịnh có 1.951.200.000 đồng = 12% phần góp vốn. Phía ông Thịnh không đồng ý với yêu cầu của ông Long vì cho rằng:
- Quá trình từ ngày thành lập công ty cho đến nay qua 9 lần thay đổi thành viên và thay đổi vốn, do quan hệ cha con trong gia đình nên không làm đẩy đủ các thủ tục góp vốn, chuyển nhượng vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Kế toán. Cụ thể, ông đã nộp tiền góp vốn 60.000.000 đồng mua phần vốn góp 1.891.200.000 đồng, nhưng vì cha con nên không làm phiếu thu tiền và cũng không thể hiện trên số sách kế toán của công ty.
- Quá trình từ ngày thành lập công ty 1993 đến 2003, do công ty làm ăn có lãi nên thực tế phía ông Thịnh chưa được chia đồng lãi nào cả.
Xét ngoài các bảng đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh và bản xác nhận chuyển nhượng góp vốn mà ông Thịnh đã nộp cho tòa có tại hồ sơ, ông Thịnh không có thêm chứng cứ pháp lý nào (như sổ sách, tài liệu, chứng từ kế toán, phiếu thu tiền góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn) để chứng minh ông Thịnh thực tế có góp vốn vào công ty (60.000.000 đồng và mua phần vốn góp của ông Long chuyển nhượng 1.891.200.000 đồng) tổng cộng là 1.951.000.000 đồng.
Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh nhận thấy:
Tại các giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, phía ông Thịnh chỉ dựa vào chứng cứ duy nhất là các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho Công ty Thiên Hưng đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 18/11/1993 và thay đổi lần thứ 9 vào ngày 26/03/2004, trong đó có ghi Phạm Quốc Thịnh góp vốn lần đầu là 60.000.000 đồng và mua phần vốn góp của ông Phạm Thiên Long vào ngày 01/03/2003 với số tiền 1.891.200.000 đồng, tổng cộng 1.951.000.000 đồng.
Nhưng phía ông Phạm Thiên Long cho rằng do quy định của pháp luật, công ty phải có hai thành viên trở lên nên ông đã ghi tên và phần góp vốn của Thịnh, của các bạn bè và con của ông, đồng thời ghi phần vốn góp của các thành viên này vào phần kê khai nhằm mục đích chính là hợp thức hóa các thủ tục thành lập công ty và thay đổi vốn điều lệ của công ty theo quy định của pháp luật. Thực tế tòa bộ vốn là do ông Long, với tư cách thành viên công ty, chỉ được trả lương hàng tháng chứ không có ai góp vốn hoặc mua cổ phần góp của ông.
Xét lời khai của ông Long có căn cứ đáng tin cậu bởi lẽ các thành viên của Công ty Thiên Hưng như Lê Đình Thuyên, Nguyễn Mộc Kim và các người con ông Long đều xác nhận họ chỉ đứng tên dùm ông Long chứ hoàn toàn không có góp vốn như giấy đăng ký góp vốn. Điều này phù hợp với một thực tế là kể từ khi thành lập công ty cho đến ngày phát sinh tranh chấp là trên 10 năm, nhưng các thành viên công ty, trong đó có ông Thịnh, không hề được công ty cấp một biên lại thu tiền góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn, biên lai thu tiền mua vốn và không được chia lãi. Trong hệ thống sổ sách kế toán của công ty cũng như theo xác nhận của kế toán công ty thì ông Phạm Quốc Thịnh không góp vốn vào công ty và cũng không mua phần góp của ông Phạm Thiên Long, cũng như công ty chưa bao giờ chia lợi nhuận (lãi) cho ông Thịnh vì không có sổ sách chứng từ chứng minh.
(còn tiếp)
Bình luận: "vì bất kỳ lý do gì theo tôi, các chủ doanh nghiệp không nên nhờ người khác đứng tên thay khi thành lập công ty. Vì việc đứng tên thay khi thành lập công ty trước tên là hành vi phạm pháp luật xét theo một số khía cạnh, thứ hai có thể tạo ra những rủi ro pháp lý đối với tài sản cũng như doanh nghiệp của mình trong quá trình kinh doanh có thể dẫn đến các chủ doanh nghiệp phải đáo tụng đình như ở vụ án này".
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông.
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê