thứ ba, 26-03-2013 , 05:50:00 PM

Vụ kiện: "Hủy bỏ Bản điều lệ và việc tăng vốn"
(Bản án số: 53/KDTM-ST, ngày 19/07/2005, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội)

Thành lập công ty xong không tổ chức Đại hội cổ đông - Án số 05 (phần 1)

Về đại hội ngày 22/04/2005, cả bốn nguyên đơn đều xác nhận có nhận được tài liệu về đại hội lần này. Sau khi nhận được tài liệu cũng như thống báo số 62 ngày 18/04/2005 của Hội đồng quản trị, bốn nguyên đơn thấy rằng việc bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải được tiến hành tại cuộc họp đại hội cổ đông. Do đó, ngày 05/04/2005, các nguyên đơn có đơn kiến nghị không chấp nhận việc lấy ý kiến bằng văn bản, và đề nghị Hội đồng quản trị tổ chức đại hội cổ đông theo đúng quy định tại điều 77 Luật Doanh nghiệp như bản án số 16 đã tuyên.
Ngày 18/04/2005, Hội đồng quản trị có công văn số 66 trả lời khiếu nại trên và xác định số cổ phần của bốn nguyên đơn chiếm 8.6% vốn điều lệ chứ không phải như tỷ lệ ban đầu chiếm 18.3%. Công ty cũng khẳng định đã thực hiện phán quyết của tòa án bằng hình thức lấy ý kiên bằng văn bản. Sau khi nhận được công văn trả lời, các nguyên đơn thấy rằng tỷ lệ vốn của mình bị giảm sút nghiêm trọng, trong khi đó, việc tiến hành đại hội ngày 23/06/2003 và 22/04/2005 là không hợp pháp, công ty không tuân thủ bản án số 16/KTST ngày 13/06/2002 của Tòa án Hà Nội.
Ngày 26/04/2005, bốn nguyên đơn đã có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án xem xét hủy bỏ những kết quả của đại hội nêu trên. Tại phiên tòa hôm này, nguyên đơn trình bày:


Đọc thêm: Thành lập công ty có nên nhờ người đứng tên thành viên
 


Theo đơn khởi kiện, bốn nguyên đơn đề nghị Tòa án xem xét tám yêu cầu nhưng tại phiên tòa hôm nay, các nguyên đơn xin rút lại yêu cầu thứ sáu, là không yêu cầu những người quản lý công ty (HĐQT) phải bồi thường những chi phí do việc họ đã làm sai. Còn lại các yêu cầu khác nguyên đơn vẫn giữ nguyên.
Phía nguyên đơn cho rằng việc tăng vốn Điều lệ là không rõ ràng, cụ thể: trong thông báo số 102 ngày 01/07/2003 của Hội đồng quản trị gửi Phòng Đăng ký kinh doanh xác định ông Nguyễn Hòa Bình (là thành viên Hội đồng quản trị) chiếm 1.125 cổ phần, nhưng thực tế ông Bình chỉ mua 450 cổ phần sau khi phát sinh số phiếu đợt đầu tiên. Điều đó chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu là giả tạo, cố tình hợp thức hóa việc tăng vốn không đúng quy định của pháp luật mà bản án số 16 đã đề cập. Mặt khác, theo như trình bày của bị đơn thì thời hạn xác định số cổ phiếu được mua thêm là ngày 15/09/2003, trong khi một Điều lệ công ty ra ngày 01/07/2003 đã ấn định vốn điều lệ là 3.1 tỷ đồng (lấy tròn số) là điều không thể chấp nhận được.

Theo Điều 49 Điều lệ công ty ban hành năm 1999 thì việc sửa đổi điều lệ phải được thông qua ¾ số phiếu biểu quyết nhất trí. Tuy Bản điều lệ được phát hành năm 1999, nhưng nội dung của các điều trong BĐL này không trái Luật Doanh nghiệp nên nó vẫn có giá trị thực hiện. Việc lấy ý kiến vào ngày 23/06/2003 chí có 69% nhất trí tăng vốn điều lệ, 72% nhất trí sửa đổi Điều lệ, như vậy chưa đủ số phiếu thông qua bởi ít nhất phải từ 75% trở lên. Do đó tỷ lệ thông qua là chưa đủ nên việc sửa đổi là không hợp pháp.
Nay nguyên đơn khẳng định việc lấy ý kiến bằng văn bản để thay thế đại hội cổ đông là vi phạm Luật Doanh nghiệp. Do đó, đề nghị Tòa án không chấp nhận việc lấy ý kiến này là cuộc họp đại hội cổ đông.
Bị đơn trình bày:
Thực hiện phán quyết của Tòa án theo bản án số 16/KTST, tuy công ty không tiến hành họp đại hội cổ đông nhưng có tiến hành việc lấy ý kiến bằng văn bản theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp và Điều 24 Nghị định 03 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, toàn bộ trình tự, thu tục lấy ý kiến bằng văn bản công ty đều tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, về Đại hội 23/06/2003, công ty đã thực hiện các bước sau:




Bình luận:

"Điều lệ là tài liệu pháp lý rất quan trong của công ty. Trong thủ tục thành lập công ty các cổ đông/thành viên của công ty phải cùng nhau thảo luận, soạn thảo, thông qua bản điều lệ và ký xác nhận vào văn bản này. Khi thực hiện thủ tục đăng ký kin doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư, một bản điều lệ có chữ ký của các cổ đông/thành viên được lưu lại cơ quan này như là một bằng chứng/cơ sở pháp lý để áp dụng giải quyết khi xảy ra tranh chấp. Sau khi thành lập doanh nghiệp xong, mọi sự thay đổi về nội dung của bản điều lệ phải được Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên thông qua. Nếu công ty không thực hiện thủ tục này thì mọi thay đổi mặc dù đã được thực hiện đều không có giá trị pháp lý".

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê