Thứ năm, 21-03-2013 , 09:52:00 AM

" khi Thành lập công ty có nên nhờ người đứng tên làm thành viên cho đủ số thành viên theo quy định của pháp luật?"


(Tiếp phần 2)

 

Xét lời khai và các chứng cứ pháp lý của việc góp vốn vào công ty cần phải hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đó là:

  • Phải có phiếu thu tiền góp vồn.
  • Phải thể hiện trên số sách kế toàn của công ty về phần vốn góp của thành viên.
  • Phải có giấy chứng nhận góp vốn của công ty.
  • Xét việc mua phần chuyển nhượng góp vốn  của công ty cũng phải có đủ để căn cức pháp cứ như:

         -  Phải có biên bản họp của thành viên về nội dung, lý do chuyển nhượng phần vốn góp của công ty.
         -  Phải có phiếu thu tiền việc bán phần vốn góp.
         -  Phải thể hiện trên hệ thống sổ sách kế toán về khoản chuyển nhượng và mua cổ phần vốn góp của thành viên công ty.
         -  Phải có giấy chứng nhận phần góp vốn của công ty sau khi đã mua phần vốn góp.
Nhưng thực tế phía ông Thịnh thừa nhận không hề có các giấy tờ chứng cứ nêu trên. Thậm chí ông Thịnh còn thừa nhận trong 10 năm qua chưa hề được chia đồng lãi nào vì công ty làm ăn không có lãi và ông Thịnh cũng không chứng minh được là ông đã nộp tiền cho ai, vào thời gian nào nhưng lại thừa nhận là có được nhận lương hàng tháng.
Xét tại bản xác nhận chuyển nhượng phần vốn góp (bút lục số 106) có ghi: “Ông Phạm Quốc Thịnh cũng đồng ý chấp thuận mua phần vốn góp là 1.891.200.000 đồng, hai bên cam kết thủ tục chuyển nhượng phần hùn và thanh toán đã được hoàn tất”. Nhưng thực tế, ông Thịnh cũng không chứng minh được việc hoàn tất các thủ tục mua bán phần vốn góp như đã nêu trên. Phía dưới biên bản lại ghi là biên bản giao kèo chuyển nhượng phần vốn góp; còn ông Thịnh nộp tiền cho ai thì ông Thịnh không chứng minh được.

Xét trong hoạt động kinh tế và trong lĩnh vực kế toán của doanh nghiệp, mọi hoạt động đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Luật Doanh nghiệp quy định rõ thành viên của công ty khi góp vốn phải được cấp giấy chứng nhận góp vốn (Điều 27).
Luật Kế toán quy định mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp đều lập chứng từ kế toán (Điều 19).
Điều lệ của Công ty Thiên Hưng cũng quy định rõ việc góp vốn, chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty và hệ thống kế toán tài vụ, nhiệm vụ của kế toán theo quy định của pháp luật. Ông Thịnh thừa nhận và cung cấp Bản điều lệ công ty cho tòa án nhưng các chứng cứ do tòa án yêu cầu thì ông không cung cấp cũng không chứng minh được. Do đó, ông nói rằng cha ông vì tuổi cao sức yếu không còn minh mẫn nữa, nghe lời người khác xúi giục nên mới kiện ông nên mới đi kiện ông và đề nghị tòa án cho giám định tâm thần đối với ông Phạm Thiên Long, nhưng qua kết quả giám định, kết luận ông Phạm Thiên Long hiện còn rất minh mẫn, tinh thần bình thường.
Căn cứ vào công văn số 3190/KHĐTKD ngày 30/08/2004 của Phòng kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (bút lục số 93) có viện dẫn khoản 1, khoản 2 Điều 27 Luật Doanh nghiệp thì “thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như cam kết… tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận vốn góp”.
Căn cứ mục c khoản 1 Điều 2 Luật Kế toán thì đối tượng áp dụng của luật này bao gồm “doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam”.
Căn cứ mục 1 Điều 19 Luật Kế toán thì “các nghiệm vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán”.
Như vậy, căn cứ theo pháp luật hiện hành, đối với nội dung tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH, ngoài những thủ tục thành lập công ty phải thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, căn cứ vào nguyên tắc hạch toán kế toán, doanh nghiệp còn phải lập các chứng từ kế toán (phiếu thu) đồng thời thể hiện trên bảng cân đối tài sản các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo quy định của Luật Kế toán.
Theo xác nhận của kế toán Công ty Thiên Hưng tại văn bản gửi Tòa phúc thẩm, TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 20/01/2005 thì từ năm 1993 đến này, ông Phạm Quốc Thịnh thực tế không góp vốn để thành lập công ty và cũng không mua phần vốn góp của công ty vì không có chứng từ phiếu thu và không thể hiện trên sổ sách kế toán.
(còn tiếp)


Bình luận: "vì bất kỳ lý do gì theo tôi, các chủ doanh nghiệp không nên nhờ người khác đứng tên thay khi thành lập công ty. Vì việc đứng tên thay khi thành lập công ty trước tên là hành vi phạm pháp luật xét theo một số khía cạnh, thứ hai có thể tạo ra những rủi ro pháp lý đối với tài sản cũng như doanh nghiệp của mình trong quá trình kinh doanh có thể dẫn đến các chủ doanh nghiệp phải đáo tụng đình như ở vụ án này".
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông.


 

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê