Tản mạn về việc Quốc hội nói “không” với Chính phủ về dự án đường sắt cao tốc
Thứ 7,, 15-10-2011 , 08:12:00 AM
Với tỷ lệ 37,53% số đại biểu tán thành, 42,19% đại biểu nói "không", chiều ngày 19/6 Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho tiếng nói của cư tri cả nước đã thống nhất sẽ lùi dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Cùng một tác giả:
- Sự ngụy biện của Trung Quốc
- Những vấn đề pháp lý về thụ tinh từ tinh trùng của người đã chết
- Philippines kiện Trung Quốc – những vấn đề pháp lý
- Đại biểu Quốc hội có phải "hầu" tòa?
- Kiện Vedan – cuộc chiến pháp lý thực sự
- Vụ kiện 55,5 triệu USD dưới góc nhìn của một luật sư
- Bà Mai Thị Khánh có được tuyên vô tội?
- Văn bản pháp quy của chính quyền TP Đà Nẵng có vi hiến?
- Cần thận trọng với cơ chế ICSID
- Hợp đồng có hiệu lực pháp lý như thế nào?
- Một số sai sót thường gặp khi ký kết hợp đồng
- Thời hiệu trong pháp luật dân sự
- Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng vô hiệu vì vi phạm đạo đức xã hội
- Pháp nhân và việc ký hợp đồng
- Các nguyên tắc cần biết khi ký hợp đồng
- Hai vấn đề cần chú ý khi ký kết hợp đồng
- Công văn của Bộ Xây dựng có đùa với Luật?
- Những hệ lụy của việc Vinashin bị kiện
- Lời tri ân
- Tội danh mà Bầu Kiên bị khởi tố có vấn đề?
- Vụ sát hại đại gia Thái Nguyên – 2 can phạm đồng phạm trong tội danh nào?
- Điều lệ công ty gồm những nội dung gì?
- Kỳ án tại quận Hoàn Kiếm: Tổ trưởng bị truy tố tội trốn thuế
- Các doanh nghiệp có nên kiện Bộ tài chính?
- Bình luận về vụ nhạc sĩ Hà Dũng bị cấm xuất cảnh?
- Tản mạn về việc Quốc hội nói “không” với Chính phủ về dự án đường sắt cao tốc.
- Đến nghị định "đá" Luật
- Các nguyên nhân làm hợp đồng vô hiệu (P1);
- Những vấn đề pháp lý của việc huy động vốn dưới hình thức hợp đồng góp vốn trong kinh doanh bất động sản
Sự kiện trên nói lên nhiều điều nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Góc độ nghị trường: Quốc hội đã bắt đầu trở nên “ cứng rắn” hơn đối với các đề xuất của Chính phủ, và các Đại biểu Quốc hội đã thể hiện trách nhiệm và bản lĩnh của mình một cách rõ ràng hơn.
Sau rất nhiều buổi thảo luận nảy lửa về nhiều vấn đề của “siêu dự án”, mà trong đó đa số các đại biểu là thành viên Chính phủ đều đưa ra quan điểm đồng ý với việc thực hiện dự án, đáng kể nhất phải kể đến là ý kiến rất “sắt đá” của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thể hiện sự kiến quyết trong việc thông qua và triển khai dự án trên, nhưng sau khi nhận được nhiều thông tin của các nhà chuyên môn, ý kiến của nhân dân, những phản ánh và phân tích của báo chí, thậm chí ý kiến của các chuyên gia trong các tổ chức nước ngoài như Ngân hàng thế giới (World Bank)…, kết quả bỏ phiếu chiều ngày 19/6 đã thể hiện rằng phần lớn các đại biểu quốc hội còn phân vân về tính hiệu quả của một dự án lớn nhất từ trước đến nay.
Qua các ý kiến phát biểu của các đại biểu thuộc phe “chống” đều thể hiện dự án và các giải trình về dự án chưa đủ tính thuyết phục đối với các đại biểu trên hai phương diện: hiệu quả kinh tế, và bài toán “nợ nần” của quốc gia.
Về hiệu quả kinh tế, dự án không đưa ra được những con số cụ thể về việc đầu tư, việc hoàn vốn và giá trị thặng dư mang tính định lượng, mà chỉ đưa ra những nhận định mang tính định tính chung chung như “sự lan tỏa” vùng, “tác động vĩ mô”. Trong khi đó đối với một dự án, hiệu quả kinh tế của nó phải thể hiện bằng các con số, đặc biệt đối với dự án lớn như dự án đường sắt cao tốc.
Về bài toán nợ nần quốc gia, 56 tỷ đô la là một con số khổng lồ về tiền. Mặc dù PTT Nguyễn Sinh Hùng có nói “không sợ thiếu tiền đâu”, nhưng câu nói của ông cũng không làm các đại biểu yên lòng được về cách thức huy động vốn của Dự án. Đó là dựa phần lớn vào nguồn vốn ODA, mà hiện nay, theo các nhà chuyên môn vốn ODA không còn được coi như một món “ quà ” do các nước cung cấp ODA hào phóng tặng cho các nước nhận ODA nữa, vốn ODA đã trở nên quá đắt đỏ so với các nguồn vốn vay thương mại khác. Mặt khác, nếu dự án không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, thì gánh nặng của khoản vay sẽ đè nặng lên vai của các thế hệ con cháu sau này. Như vậy, chẳng khác nào “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Các đại biểu “chín chắn” đều không muốn cái bấm nút của mình sẽ đem lại những hệ lụy cho thế hệ tương lai như vậy.
Như vậy, đây là lần đầu tiên, Quốc hội đã nói “không” với Chính phủ về một dự án kinh tế tầm cỡ, mà trước đây đã thành thông lệ cứ Chính phủ trình là quốc hội thông qua. Dưới khía cạnh nghị trường, đây là một hiện tượng tích cực. Nó thể hiện sự thoát ly về mặt quan điểm của cơ quan lập pháp trước những ảnh hưởng “cận biên” của cơ quan hành pháp. Nó cũng thể hiện, trong bối cảnh nghị trường của nước ta, các đại biểu gần xã hội dân sự đã thoát ly khỏi ảnh hưởng của các đại biểu chính khách.
Trên phương diện người đại biểu của nhân dân, sự kiện trên cho thấy, phần lớn các đại biểu của chúng ta đã đang lắng nghe sự phản hồi của xã hội dân sự về những vấn đề lớn của đất nước. Và một khi họ kết hợp được công việc tiếp nhận phản hồi từ cử tri của mình và thể hiện chính kiến của mình trên quan điểm của cử tri một cách nhuần nhuyễn trước Quốc hội, thì về nguyên tắc họ vừa đang làm tốt công việc đại biểu của nhân dân của mình, đồng thời họ đang thể hiện kỹ năng nghị trường của mình. Bên cạnh đó, họ đang thể hiện trách nhiệm cao của mình trước cử tri nói riêng và trước nhân dân nói chung về những vấn đề quan trọng của đất nước.
Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông
CÁC TIN LIÊN QUAN
Giới thiệu
CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!
Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.
Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...
Hotline
Hotline:024.665.69.121 - |
Tiêu điểm
Thống kê