Thứ 2,, 30-12-2013 , 07:59:00 AM

Thông tin về việc chị Hoàng Thị Kim Dung vào ngày 9/12 vừa qua sinh được hai cháu bé trai thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng của người chồng của chị đã mất từ bốn năm trước trong một tai nạn giao thông được xem là một thành tựu mới trong y học của Việt Nam. 

Cùng một tác giả:

Tuy nhiên, về mặt pháp lý vụ việc cũng làm nảy sinh những vấn đề đòi hỏi cần giải quyết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho những công dân này. Hiện nay, pháp luật Việt Nam còn thiếu những quy định về trường hợp cụ thể này. Do đó một số quyền của hai em bé có thể không thực hiện được hoặc không đương nhiên được thực hiện. Dưới đây, luật sư Hoàng Ngọc Bính của Công ty Luật Á Đông sẽ bình luận về tính pháp lý của vụ việc này.

Trường hợp đầu tiên ở Việt Nam và hy hữu trên thế giới

Chia sẻ với báo giới, Tiến sỹ, bác sỹ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viên Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, người đã trực tiếp thực hiện lưu trữ tinh trùng và thụ tinh ống nghiệm cho chị Hoàng Thị Kim Dung, cho biết lưu trữ tinh trùng không phải là một kỹ thuật khó, cũng không còn xa lạ ở Việt Nam. “Tuy nhiên, bảo quản tinh trùng từ người chết và sau đó thụ tinh trong ống nghiệm thì trường hợp của chị Dung là đầu tiên tại Việt Nam. Đặc biệt, trường hợp này rất may mắn khi thành công ngay từ lần thụ tinh đầu tiên. Kết quả xét nghiệm AND chứng minh 99,99% hai cháu bé là con của anh Ngọc và chị Dung”.

Bác sỹ Vệ cũng cho biết thêm, trên thế giới hiện chưa có thống kê đầy đủ các trường hợp mang thai từ tinh trùng người đã mất. Theo ông được biết những trường hợp thế này được ghi nhận không nhiều, có một ca đã được thực hiện ở Mỹ, tuy nhiên phải đến lần thứ hai thì ca thụ tinh mới thành công. “Khi một người bị tai nạn hoặc chết đột tử, người thân họ muốn lưu giữ tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm thì hiện chưa có một quy định nào để cá nhân tôi cũng như giới y khoa có thể thực hiện phù hợp với truyền thống đạo đức xã hội, nhân văn và đúng pháp luật” .

b5-9988-1388374332.jpg
Bác sỹ Lê Vương Văn Vệ, chị Dung và hai cháu bé 

Một chuyên gia khác trong lĩnh vực nội tiết sinh sản là bác sỹ Hồ Mạnh Tường, TTK Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh thành phố Hồ Chí Minh cho biết, về lý thuyết việc lấy tinh trùng từ tinh hoàn người chết tốt nhất cần được thực hiện trong vòng 24 giờ (lâu nhất cũng chỉ trong vòng 36 giờ). Trong trường hợp này, nếu tinh trùng lấy ra còn sống, có thể lưu trữ được nhiều năm. Các tài liệu y học cũng chỉ ra rằng, về nguyên tắc, không đặt ra giới hạn tuổi của người chết. Mặc dù, tuổi càng lớn thì chất lượng tinh trùng càng giảm.

Các chuyên gia trong lĩnh vực này cũng cho biết, việc lấy tinh trùng và lưu trữ tinh trùng từ người đã chết về kỹ thuật thì khá đơn giản, hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam đều có thể thực hiện được.

Quan điểm của giới chuyên môn về vấn đề mới

Theo các chuyên gia, hiện nay, đây vẫn là vấn đề được tranh luận rất nhiều trên thế giới dưới góc độ y đức cũng như pháp lý. Trên thế giới, đa số các quốc gia đều không thể hiện một cách nhất quán hoặc là ủng hộ hoặc cấm việc lấy tinh trùng từ người chết nếu người này không có cam kết bằng văn bản đồng ý trước đó. 
 Bác sỹ Hồ Mạnh Tường cho biết: Theo tôi, đó cũng là lý do mà trước nay ít có bệnh viện nào ở Việt Nam thực hiện kỹ thuật này”. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là vì người có tinh trùng đã mất nên không thể hiện được ý chí đồng ý hay không đồng ý việc cho lưu trữ và thụ tinh từ tinh trùng của họ. Đến thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam cung chưa có quy định nào về việc lấy tinh trùng người chết để thụ tinh nhân tạo, giống trường hợp của chị Dung. 

Pháp luật Việt nam quy định thế nào về quyền của hai công dân nhỏ?

Có thể nói hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể về trường hợp hy hữu này. Do vậy, ở một mức độ nào đó, có thể cho rằng quyền lợi của hai công dân đặc biệt này có thể không được đảm bảo một cách bình đẳng như những em bé khác khi áp dụng các quy định pháp luật hiện có. Điều này thể hiện rõ nhất trong khía cạnh quy định về quyền thừa kế và việc xác định con chung.

Về vấn đề thừa kế, với quy định của Bộ luật dân sự hiện nay về người thừa kế, hai em bé sẽ không được hưởng tài sản thừa kế của chồng chị Dung bởi không được xác định là người thừa kế của người cha. Cụ thể Điều 635 Bộ Luật dân sự 2005 quy định, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết… Như vậy, tại thời điểm chồng chị Dung chết, hai cháu bé chưa thành thai nên không được xác định là người thừa kế của chồng chị Dung.

Về khía cạnh xác định con chung, Với các quy định hiện có trong Luật Hôn nhân và gia đình thì hai  em bé không được coi là con chung của chị Dung và chồng mình. Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về xác định cha, mẹ: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Cùng với đó,  Nghị định số 70/2001/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 21 hướng dẫn việc xác định con chung của vợ chồng như sau: “Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết… thì được xác định là con chung của hai người”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hai cháu bé sinh ra sau hơn bốn năm kể từ ngày cha các cháu mất, như vậy chiếu theo những quy định trên thì không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân.
Khi làm Giấy khai sinh cho hai cháu bé, để đưa được tên của chồng chị Dung vào Giấy khai sinh cho hai em bé, cần phải thực hiện thủ tục nhận cha rồi mới ghi tên cha trên giấy khai sinh.
Từ những phân tích trên có thể thấy, hiện nay pháp luật Việt Nam và pháp luật trên thế giới không cấm việc lấy tinh trùng của cả người còn sống và người đã chết để lưu trữ, sau đó thực hiện việc thụ tinh trong ống nghiệm. Nhưng việc không cấm không có nghĩa là pháp luật đã có đầy đủ những quy định bảo đảm tính hợp pháp của các tình huống này, cũng như đã bảo đảm việc thực hiện các quyền cho các chủ thể trực tiếp thực hiện hoặc liên quan đến một sự kiện dân sự mà có khả năng trở thành một sự kiện pháp lý đối với các công dân liên quan. Sự kiện lần đầu tiên và cũng rất hy hữu này đòi hỏi cần phải có những sửa đổi, bổ sung trong hệ thống pháp luật nước ta để đảm bảo các sự kiện thực tế như một nhu cầu chính đáng của mọi công dân không bị đặt ra "ngoài vòng pháp luật". Bên cạnh đó, cao hơn cả, yêu cầu này còn xuất phát từ việc thực hiện chức năng của pháp luật như là một mục đích nhân văn tự thân của thiết chế xã hội này, đó là bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân không bị tước đoạt.

Luật sư Hoàng Ngọc Bính - Công ty Luật Á Đông

________________________
Hãy tăng thu nhập của bạn cùng chúng tôi: Chương trình chiết khấu 20% - 25% trên tổng giá trị mỗi hợp đồng mà bạn giới thiệu cho Công ty Luật Á Đông .....

______________________

"Công ty Luật Á Đông: Dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ kế toán, business registration certificate, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh, thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh,  thủ tục chuyển nhượng đất đai, sở hữu trí tuệ, M&A, thủ tục giải quyết tranh chấp, hợp đồng, các thủ tục hành chínhconsular legalization in Vietnam,  và các dịch vụ pháp lý khác...hotline: 0904253822 - 024.66814111"

Giới thiệu

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

CÔNG TY LUẬT Á ĐÔNG (ADONG LAWFIRM) xin kính chào Quý khách hàng!

Được chuyển đổi từ Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Á Đông (thành lập ngày 23 tháng 7 năm 2004), trải qua 20 năm hoạt động, các Luật sư chủ chốt của Công ty Luật Á Đông đã có một bề dày kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực pháp luật đầu tư và pháp luật doanh nghiệp.

Bên cạnh những kinh nghiệm chuyên môn, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Á Đông luôn thấm nhuần cách nghĩ " Luật sư luôn là người bạn đồng hành mang lại sự yên tâm và an toàn cho doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh ". Do vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, Công ty Luật Á Đông luôn được khách hàng đánh giá là một đơn vị tư vấn có đội ngũ nhân viên tận tâm...

Hotline

Hotline:

024.665.69.121 -

Thống kê